Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Hiện tượng có thai ngoài tử cung (TNTC) đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Hãy cùng tìm hiểu Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? qua bài viết dưới đây.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh lại làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ở bên ngoài buồng tử cung, không phải bên trong tử cung của người mẹ. Tình trạng này có thể gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, thậm chí đe dọa tính mạng thai phụ nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung
Đối với một thai kỳ bình thường, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra bên trong ống dẫn trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ đi vào tử cung và làm tổ bên trong niêm mạc tử cung. Phôi thai phát triển thành thai nhi và sẽ ở lại bên trong tử cung cho đến khi sinh.
Những trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ không thể sống sót và phát triển một cách bình thường, có nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, đây chính là nguyên nhân của 3 – 4% các trường hợp tử vong có liên quan đến thai nghén.
Triệu chứng mang thai ngoài tử cung
Biểu hiện ban đầu của việc mang thai ngoài tử cung rất khó phát hiện vì cơ thể đều có những dấu hiệu thai nghén bình thường như buồn nôn, trễ kinh, ngực bị căng tức hoặc đau bụng lâm râm. Tuy nhiên việc phôi thai không nằm trong buồng tử cung sẽ khiến thai nhi không thể phát triển bình thường được, cơ thể mẹ sẽ gặp phải những dấu hiệu bất thường như:
- Xuất huyết âm đạo: Mẹ bầu có thể sẽ bị ra máu trước ngày kinh và bị rong huyết trong nhiều ngày liên tục. Máu thường ra lắt nhắt, có màu nâu đen. Trong trường hợp máu bị rỉ máu từ vòi trứng, thai phụ sẽ có cảm giác đau nhức bả vai hoặc muốn đi tiểu. Các triệu chứng cụ thể còn phụ thuộc vào vùng tụ máu và dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.
Đau vùng chậu là một dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung
- Đau vùng chậu
Mang thai ngoài dạ con có thể khiến cho mẹ bị mệt mỏi vì các cơn đau vùng bụng dưới hoặc chỉ đau bụng một bên. Các cơn đau vùng chậu sẽ diễn ra âm ỉ kéo dài, thỉnh thoảng sẽ có một vài cơn đau nhói.
Trong trường hợp phôi thai chưa triệt tiêu mà vẫn tiếp tục phát triển thì có thể bị vỡ, gây xuất huyết ổ bụng ồ ạt. Thai phụ sẽ phải đối mặt với những cơn đau bụng quằn quại, kèm theo các biểu hiện như xây xẩm, choáng váng và ngất xỉu. Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, vì vậy thai phụ cần được cấp cứu khẩn cấp ngay lập tức.
Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung
Những biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Điều trị các bệnh lý liên quan đến tử cung và vùng chậu: Việc chữa trị sớm các bệnh lý liên quan đến tử cung và vùng chậu như nhiễm trùng, viêm nhiễm âm đạo, polyp tử cung, u nang buồng trứng … sẽ giảm nguy cơ của bệnh.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn
- Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt nhất là thời gian sau sinh và cho con bú
- Điều trị và kiểm soát các bệnh lý về tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng… có thể tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Vì vậy, đề phòng các bệnh lý về tiêu hóa sẽ giúp giảm nguy cơ này.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe: Có một số yếu tố như tiền sử phẫu thuật, tuổi, hút thuốc, uống rượu, stress… có thể tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Do đó, tăng cường chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giảm stress, không hút thuốc, không uống rượu… cũng giúp giảm nguy cơ này.
Trên đây là những chia sẻ về mang thai ngoài tử cung. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.