Massage giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở mẹ bầu như thế nào?
Mang thai là thời kỳ có sự thay đổi lớn đối với người phụ nữ. Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng thì những thay đổi về tâm sinh lý và vóc dáng cũng rất quan trọng, đôi khi chưa được quan tâm đúng mức làm cho mẹ bầu cảm thấy phiền muộn.
Vì vậy, massage chính là liệu pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giúp phụ nữ lấy lại cân bằng về sức khỏe, tinh thần và sẵn sàng trong quá trình thai kỳ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây để có thể hiểu thêm về về massage cho mẹ bầu.
Tại sao mẹ bầu lại đau nhức khi mang thai?
Nhức mỏi tay chân khi mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Tăng cân nhanh chóng:
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều phụ nữ trải qua tăng cân đột ngột, đặc biệt là tăng cân ở bụng và ngực. Sự tăng cân này có thể tạo áp lực lớn lên tay và chân, gây ra cảm giác nhức mỏi.
Tăng cân ở phụ nữ có thai
- Thay đổi hormone:
Sự thay đổi lớn về hormone trong cơ thể khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các cơ bắp và xương khớp. Hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ, điều này có thể gây ra lỏng lẻo ở các khớp xương, gây ra cảm giác mệt mỏi và nhức mỏi.
- Giảm lượng đường huyết:
Một số phụ nữ mang thai có thể trải qua giảm đường huyết, đặc biệt là khi đang chờ thai nhi trong giai đoạn đầu. Giảm đường huyết có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và yếu đuối ở cơ bắp.
- Thay đổi tư thế ngủ:
Thay đổi tư thế khi ngủ để tìm vị trí thoải mái khi mang thai có thể tạo áp lực không cần thiết lên các cơ bắp và xương khớp, gây mệt mỏi và đau nhức.
- Cân nặng của thai nhi:
Dù thai nhi còn rất nhỏ trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sự gia tăng về trọng lượng của thai nhi cũng có thể tạo ra một chút áp lực lên cơ bắp và xương khớp của mẹ bầu.
Lợi ích của massage cho mẹ bầu
Một số lợi ích của massage cho mẹ bầu các mẹ có thể tham khảo như sau:
- Tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Massage cho bà bầu giúp hệ thống máu và hệ bạch huyết trong cơ thể tuần hoàn tốt hơn giúp việc đào thải chất độc ra ngoài tốt hơn. Đồng thời massage còn làm tăng lượng oxy trong máu thêm từ 10% -15% so với trước khi chưa massage.
- Cải thiện quá trình sinh con.
Massage cho mẹ bầu không giống như massage ở người bình thường. Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ và tùy vào thể trạng của từng mẹ, các kỹ thuật massage khác nhau.
Ví dụ: không được bấm huyệt; mẹ bầu chỉ được massage sau tháng thứ 3; sau tháng thứ 6 của thai kỳ mới được phép massage lưng cho mẹ bầu , …
- Theo nghiên cứu mới đây, massage cho thai phụ bầu có thể giúp cải thiện quá trình lâm bồn cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bà mẹ được thư giãn có xu hướng sinh con dễ dàng hơn và cũng ít đau đớn kể cả việc ít nguy cơ phải can thiệp kỹ thuật sản khoa khi chuyển dạ và sinh con..
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ
- Việc massage bầu đúng cách giúp chị em thư giãn, giảm lo lắng, ăn ngon hơn và không còn cảm thấy mệt mỏi, giấc ngủ sâu, không còn tình trạng mất ngủ thai kỳ.
- Massage bầu đúng cách có thể kích thích các mô mềm, giúp lưu thông máu tốt hơn, làm giảm đáng kể sự phù nề cho các bà bầu.
- Giảm thiểu tình trạng đau nhức, khó chịu khi mang thai
- Kích thích phát triển trí não, giúp thai nhi khỏe mạnh hơn
- Đồng thời, việc massage bầu còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị cho việc chào đời một cách tốt đẹp.
Ngoài ra, phương pháp massage còn có tác dụng tăng độ đàn hồi cho da, hạn chế tình trạng rạn nứt da trước và sau khi sinh một cách hiệu quả. Bên cạnh những lợi ích cải thiện sức khỏe trong thai kỳ từ liệu pháp massage, các mẹ bầu cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh tình trạng táo bón, thực hiện chế độ tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe mẹ và thai nhi tiến triển tốt đẹp.
Massage đúng cách sẽ mang nhiều lại lợi ích cho mẹ bầu
Các kĩ thuật massage phù hợp với mẹ bầu
Khi thực hiện massage, nằm nghiêng là vị trí thích hợp nhất cho bà bầu. Khi thực hiện tại nhà cần sự trợ giúp của người chồng hoặc người thân với các động tác vuốt, lướt nhẹ nhàng để thư giãn mô mềm, tránh ấn sâu. Cụ thể:
Nhẹ nhàng chà xát bàn chân
Có thể sử dụng thêm dầu hoặc kem dưỡng để dưỡng da và tạo độ mềm mại khi thực hiện động tác. Sau đó, có thể thực hiện liên hoàn các động tác:
- Người thực hiện massage dùng tay xoay thành những vòng tròn nhỏ di chuyển từ các ngón chân ở lòng bàn chân về phía mắt cá chân.
- Sử dụng hai ngón tay cái để tạo các vòng tròn nhỏ dưới các ngón chân ở hai bàn chân và di chuyển ngón tay cái lên xuống trên gót chân.
- Nhẹ nhàng kéo từng ngón chân và chà xát ngón tay cái hoặc ngón trỏ giữa chúng.
Xoa lưng
Phụ nữ mang thai nằm ngửa hoặc nghiêng để người thực hiện vuốt lưng bằng cả hai tay, tập trung vào các cơ ở hai bên cột sống.
Xoa vai
Dùng lòng bàn tay hoặc các đầu ngón tay ấn nhẹ xuống cổ. Lướt giữa đỉnh vai và cột sống cổ.
Massage da đầu
Dùng tay massage xung quanh da đầu từ trước ra sau, từ sau ra trước giúp thư giãn, ngăn ngừa rụng và kích thích mọc tóc.
Lưu ý: Lực tác động lên các bộ phận trên cơ thể cần giảm nhẹ hơn so với lực massage bình thường.
Lời khuyên khi chọn spa hoặc nhà trị liệu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mang thai, dưới sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể, làn da bạn cũng thay đổi ít nhiều, trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, nếu muốn sử dụng một sản phẩm chăm sóc da nào, mẹ bầu nên thử trước trên một vùng da của cơ thể.
Đặc biệt, nếu muốn massage thư giãn, nên ưu tiên những spa chuyên biệt, uy tín dành cho bà bầu. Các mẹ có thể tham khảo các lưu ý sau:
- Trước khi thực hiện bất cứ liệu trình nào, bầu nên nói rõ thời gian mang thai của mình với các nhân viên spa để được tư vấn dịch vụ cũng như chọn loại tinh dầu phù hợp nhất.
- Bấm huyệt có thể giúp thư giãn và giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, bấm huyệt quá nhiều khi mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nhất là một số huyệt vị đặc biệt.
- Massage cho mẹ bầu chủ yếu sử dụng những động tác nhẹ nhàng như xoa, vuốt, day, miết để tác động lên các vùng chi, đầu, cổ, gáy, lưng và hông. Vì vậy, nếu thấy nhân viên có bất kỳ động tác massage mạnh ở vùng lưng như vỗ, dần, chặt, đấm cũng như các kỹ thuật kéo giãn, giật mạnh ở các vùng tay chân, cột sống, các khớp vùng chậu, mẹ bầu nên dừng lại ngay lập tức. Đây là những động tác không phù hợp và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Nếu không có giường chuyên dụng cho bà bầu, bạn nên tránh tư thế nằm sấp khi massage. Thay vào đó, tư thế nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải sẽ tốt hơn.
- Bất cứ liệu trình nào có liên quan đến nhiệt độ hoặc làm nhiệt độ cơ thể tăng cao như xông hơi, bồn tắm spa, tắm bùn, tắm khoáng… đều nằm trong danh sách cấm kỵ khi mang thai.
Hi vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp các mẹ bầu hiểu thêm về massage bầu và giảm đau nhức khi mang thai.