Máy tạo nhịp tim tạm thời - Giải pháp hỗ trợ nhịp tim ổn định
Máy tạo nhịp tim tạm thời là một thủ thuật cấp cứu cơ bản trong tim mạch. Mục đích của tạo nhịp tạm thời là tái tạo lại khử cực tim và co bóp cơ tim. Nói một cách dễ hiểu hơn, việc đặt máy tạo nhịp giúp tạo ra dòng điện kích thích lên tim để điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim chậm. Đó cũng chính là công dụng chính của máy. Có nhiều phương thức khác nhau để tạo nhịp tạm thời:
- Tạo nhịp qua thực quản
- Tạo nhịp ngoại mạc
- Tạo nhịp nội mạc cơ tim
- Tạo nhịp qua da và tạo nhịp qua đường tĩnh mạch: Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Vậy công dụng của máy tạo nhịp tim cụ thể như thế nào? Máy tạo nhịp tim tạm thời được dùng trong những trường hợp nào? Cách thực hiện đặt máy nhịp tim qua đường tĩnh mạch như thế nào là đúng?
Chức năng máy tạo nhịp tim tạm thời
Tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch là đặt một điện cực vào buồng thất phải của tim qua đường tĩnh mạch trung tâm. Đây là cách tiếp cận ít biến chứng nhất mà đạt được hiệu quả tái tạo lại khử cực tim và co bóp cơ tim. Vì vậy đặt nhịp tim tạm thời qua đường tĩnh mạch là phương pháp được sử dụng nhiều nhất tại các khoa tim mạch.
Dùng máy tạo nhịp tim khi nào?
Các trường hợp được chỉ định sử dụng máy đặt nhịp tim tạm thời bao gồm:
Các chỉ định được phân thành tạo nhịp cấp cứu và tạo nhịp dự phòng; điều trị nhịp chậm và điều trị nhịp nhanh; bệnh nhân có nhồi máu hay không có nhồi máu.
Chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu | Chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim | Không được dùng trong trường hợp |
Dự phòng:
| Nhồi máu cơ tim có:
|
|
Cách thực hiện đặt máy tạo nhịp tim qua đường tĩnh mạch
Máy đặt tạo nhịp tim được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Vậy làm thế nào để chúng ta đặt máy tạo nhịp tim đúng nhất là đối với máy tạo nhịp tim tạm thời qua đường tĩnh mạch?
Việc đặt máy tạo nhịp tim tạm thời phải được thực hiện ở nơi có đủ thiết bị y tế đạt chuẩn. Được thực hiện bởi người có chuyên môn cao. Việc thực hiện sẽ trải qua các bước như sau:
- Bước 1: Nhân viên y tế sẽ phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, sau đó bệnh nhân sẽ được sát khuẩn vị trí định chọc. Bác sĩ sẽ trải ga vô trùng để đảm bảo tất cả các dụng cụ được vô khuẩn hoàn toàn.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ chọn tĩnh mạch phù hợp để chọc. Thường là tĩnh mạch vùng cổ (tĩnh mạch cảnh trong bên phải) hay tĩnh mạch vùng vai bên trái (tĩnh mạch dưới đòn bên trái). Cũng có khi, bác sĩ sẽ chọc vùng tĩnh mạch cảnh trong bên trái, hay tĩnh mạch dưới đòn phải, ngoài ra cũng có trường hợp Bác sĩ sẽ phải chọn tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cánh tay (nhưng hiếm khi gặp).
- Bước 3: Sau khi chọc được tĩnh mạch, bác sĩ sẽ đưa dây điện cực vào buồng tim. Bác sĩ sẽ nối điện cực tạo nhịp với máy tạo nhịp tạm thời. Khi dây điện cực được đưa vào tim, bác sĩ sẽ theo dõi màn hình máy điện tâm đồ để biết khi nào dây điện cực vào đúng vị trí. Vị trí đúng của đầu dây điện cực là nằm bám vào thành tâm thất phải.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ bắt đầu cài đặt các thông số cho máy tạo nhịp tạm thời như cường độ (output), nhận cảm (sensitivity) và tần số tạo nhịp. Tần số tạo nhịp thường được cài đặt từ 60-80 nhịp/phút.
- Bước 5: Sau khi đã cài đặt các thông số phù hợp cho máy tạo nhịp và không có vấn đề gì trở ngại xảy ra bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sau đặt máy. Các phương pháp kiểm tra sau đặt máy tạo nhịp là: chụp XQ ngực thẳng, đo điện tâm đồ, siêu âm tim nhìn thấy điện cực trong tâm thất phải.
Đặt máy tạo nhịp tim tạm thời là biện pháp cứu mạng trong tình huống cấp cứu tim mạch có chỉ định. Tuy nhiên, việc đặt máy tạo nhịp cũng có những nguy cơ xảy ra các biến chứng. Vì thế bác sĩ cũng sẽ quyết định việc đặt máy tạo nhịp tim tạm thời có nên được sử dụng hay không.