Mẹ bầu ăn rau muống được không? Cần lưu ý gì khi ăn?
“Mẹ bầu ăn rau muống được không?” là thắc mắc của rất nhiều chị em khi mang thai. Bởi việc bổ sung rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích, đặc biệt là với sản phụ. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên kèm theo những lưu ý khi sử dụng loại rau này sao cho hiệu quả nhất. Tham khảo ngay!
Mẹ bầu ăn rau muống được không?
Có bầu ăn rau muống được không? ĐƯỢC, với điều kiện là bạn cần chế biến kỹ đồng thời lựa chọn rau từ những nhà cung cấp đảm bảo vệ sinh. Thực tế, rau muống chính là nguồn cung cấp axit folic tự nhiên và an toàn. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm bổ sung dưỡng chất này trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên bằng cách dùng rau muống. Ngược lại, nếu 3 tháng đầu bạn cảm thấy cơ thể không được khỏe thì cần hạn chế ăn rau muống.
Tác dụng của rau muống đối với mẹ bầu
Như vậy, bạn đã biết được câu trả lời cho “Bà bầu ăn rau muống được không?”. Có thể thấy đây là loại rau bổ sung nguồn axit folic dồi dào, giúp chị em hạn chế được rủi ro trẻ bị dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, chúng còn giúp:
- Hạn chế được nguy cơ sinh non cùng với các khuyết tật bẩm sinh ở bé.
- Trong rau muống giàu chất sắt rất tốt cho những người gặp tình trạng thiếu máu, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
- Nhờ vào hàm lượng chất xơ mà rau muống có thể điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu. Ngoài ra, đặc tính nhuận tràng của chúng còn giúp nàng hạn chế bị táo bón trong thai kỳ.
- Với 100g rau muống bổ sung 100mg canxi, là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển răng và xương thai nhi. Đồng thời, bảo vệ chị em khỏi chứng loãng xương sau sinh đẻ.
- Cung cấp hàm lượng vitamin A dồi dào, có tác dụng trong việc bảo vệ mắt, ngăn ngừa các dấu hiệu về bệnh đục thủy tinh thể.
- Nâng cao hệ miễn dịch, chống lại bệnh nhiễm trùng nếu bạn dùng rau muống với liều lượng vừa phải.
- Trong rau muống chứa rất nhiều chất glycolipid, làm giảm tình trạng đau nhức toàn thân vì sự thay đổi nội tiết tố hay tăng trọng lượng khi mang thai gây ra.
- Chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể thai phụ tránh xa các tác hại của gốc tự do nhờ vào chất vitamin A, C và beta-carotene.
Lý giải quan điểm sai lầm của rau muống đối với mẹ bầu
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau nên không thể tránh khỏi những lo lắng như “Có bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?” hay “Mẹ bầu có được ăn rau muống không?”. Thật ra, đây là loại rau không chỉ dễ dùng mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nhiều người nghĩ rằng việc ăn rau muống khi mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch hay gây cảm giác mệt mỏi.
Tuy nhiên, tình trạng suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ xảy ra khi tử cung ngày càng lớn, chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới phía bên phải cơ thể. Ngoài ra, hiện tượng này còn kèm theo sự gia tăng hormone progesterone làm sưng phù và giãn tĩnh mạch nặng nề. Một số biểu hiện phổ biến của bệnh như xuất hiện đường gân xanh, tím chằng chịt trên bắp chân, âm hộ,… Bên cạnh đó, việc thừa cân, mẹ bầu mang song thai, đa thai hay phải đi đứng trong thời gian dài đều dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
Như vậy, bệnh suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn không liên quan đến việc tiêu thụ rau muống khi mang thai. Mặt khác, loại rau này còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất, từ đó có thể cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh nhờ vào hàm lượng vitamin C, magie cùng chất xơ có trong rau.
Những lưu ý khi ăn rau muống mà mẹ bầu cần quan tâm
Để trả lời cho câu hỏi “Có bầu ăn rau muống được không?” một cách chính xác nhất thì sẽ còn phụ thuộc vào cách sử dụng và chế biến của cá nhân. Vì thế, để phát huy tác dụng tối đa của loại rau này, bạn nên lưu ý:
- Không ăn rau thường xuyên, chỉ nên dùng từ 2 – 3 lần/tuần.
- Đối với chị em mang thai bị suy nhược cơ thể hay hệ tiêu hóa yếu thì cần hạn chế ăn rau muống.
- Đối với người bệnh gút thì không nên dùng loại rau này do chúng chứa khá nhiều đạm thực vật.
- Không ăn rau trong trường hợp bạn đang bị vết thương ngoài da bởi chúng dễ gây sẹo lồi.
- Không kết hợp giữa việc ăn rau cùng uống sữa, điều này sẽ làm cản trở việc hấp thu canxi vào cơ thể.
- Nên rửa sạch rau, có thể ngâm với nước muối và xả lại bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Bởi hiện nay, nhiều nơi đã dùng thêm hóa chất, thuốc trừ sâu để làm rau tăng trưởng nhanh, có màu đẹp.
- Không nên ăn rau muống chưa qua chế biến, cần rửa sạch và nấu chín kỹ vì hầu hết loại rau này sẽ trồng tại các ao hồ, nơi chứa rất nhiều giun sán kí sinh và sán lá ruột lớn, dễ khiến phụ nữ mang thai bị đau bụng và khó tiêu.
Nói tóm lại, câu hỏi “Bà bầu ăn rau muống được không?” thì câu trả lời là ĐƯỢC. Vì đối với rau muống không chỉ giúp bạn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn hỗ trợ nàng trong việc đảm bảo sức khỏe cơ thể và thai nhi trong bụng mẹ.