Mẹ nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào?
Khi bé đạt 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, cần bổ sung những thức ăn khác để dần làm quen với lối sống người lớn. Giai đoạn ăn dặm là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của bé. Tuy nhiên, cách cho bé ăn dặm đúng cách không phải là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều biết. Hãy cùng Pharmacity khám phá thêm về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Cách cho trẻ ăn dặm hợp lý là gì?
Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
- Nguyên tắc “ít – nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần đạt ăn 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram , thịt 10 gram sau khi xay, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa … sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
- Nguyên tắc “loãng – đặc” cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.
- Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.
- Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.
Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.
Cách cho bé ăn dặm tốt nhất
Thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm
Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn thức ăn đặc vào khoảng 4-6 tháng tuổi.
Sáu tháng thường là thời gian để khuyến khích vì trẻ sơ sinh ở độ tuổi này bắt đầu cần các chất dinh dưỡng bổ sung không có trong sữa, chẳng hạn như sắt và kẽm.
Một lượng nhỏ thức ăn rắn có thể cung cấp những chất dinh dưỡng này.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy em bé đã sẵn sàng phát triển để ăn thức ăn đặc. Chúng bao gồm:
- Ngồi dậy tốt
- Kiểm soát đầu tốt
- Có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai
- Có thể gắp thức ăn và đưa vào miệng
- Tò mò vào giờ ăn và muốn tham gia
- Rất hiếm khi trẻ sơ sinh sẵn sàng ăn dặm trước 4-6 tháng
- Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có dấu hiệu sẵn sàng cho ăn dặm nhưng chưa được 6 tháng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn để được tư vấn.
Chất rắn nên được giới thiệu khi trẻ được 4-6 tháng tuổi khi trẻ cần bổ sung các chất dinh dưỡng mà không thể thu nhận được chỉ qua sữa.
Ăn dặm cho bé đúng thời điểm rất quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý
Các phương pháp cho trẻ ăn dặm
Hiện nay có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé để cha mẹ có thể lựa chọn áp dụng cho con em mình. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống:
Ăn dặm theo phương pháp truyền thống đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để làm bột ăn dặm cho bé, các mẹ sẽ xay bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá. Khi trẻ đã mọc răng sẽ ăn cháo cùng với thức ăn được xay nhuyễn.
- Ưu điểm:
- Nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu nên dễ tăng cân tốt.
- Đồ ăn được xay nhuyễn an toàn cho hệ tiêu hóa.
- Vì là phương pháp truyền thống nên dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình.
- Nhược điểm:
- Trẻ ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này.
- Xay nhiều thức ăn chung với nhau nên khi trẻ bị dị ứng mẹ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào.
- Nhiều thực phẩm xay nhuyễn nên khiến bé gặp khó khăn khi phân biệt từng loại nguyên liệu.
Cho bé ăn dặm theo phương pháp tự bé chỉ huy:
Đây là phương pháp được các nước phương Tây áp dụng nhiều. Phương pháp ăn dặm cho bé này các mẹ thường không xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa mà để bé tự ăn. Mẹ sẽ chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng, việc còn lại là của bé.
- Ưu điểm:
- Bé có thể phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.
- Bé được chủ động “nắm quyền” kiểm soát thức ăn, nhờ đó được tự do khám phá các mùi vị mình thích.
- Bé có thể dễ dàng tham gia cùng mọi người trong gia đình khi đến bữa ăn.
- Nhược điểm:
- Bé tự ăn nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được kiểm soát, dễ bị sụt cân, chững cân.
- Vì ngay từ khi bắt đầu bé đã ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc cao.
- Mẹ tốn thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau khi bé ăn xong
- Cho bé ăn theo phương pháp tự chỉ huy mẹ sẽ tốn công dọn dẹp “chiến trường”
Cho bé ăn theo phương pháp của Nhật:
Ăn dặm cho bé theo phương pháp của Nhật là pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không quấy thành bột. Các loại rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.
- Ưu điểm:
- Bé làm quen được với các loại thức ăn khác nhau, giúp cho khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển.
- Ăn theo phương pháp này tốt cho thận của trẻ.
- Bé không bị gò ép, tạo cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung.
- Nhược điểm:
- Các mẹ sẽ rất tốn thời gian trong việc dạy cho bé ngồi và cầm thìa.
- Chế biến các loại thức ăn riêng biệt cũng rất tốn thời gian.