Methyl Salicylate là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và cách dùng
Methyl Salicylate là một hợp chất hóa học có tác dụng giảm đau và chống viêm. Chúng thường được sử dụng trong các loại thuốc bôi ngoài da. Cùng Pharmacity tìm hiểu thông tin chi tiết về loại thuốc này.
Thuốc Methyl Salicylate là gì? Công dụng của Methyl Salicylate
Methyl Salicylate là một hợp chất ester metyl của axit salicylic. Nó được sử dụng chủ yếu trong các loại thuốc bôi ngoài da để giảm đau nhức cơ bắp, khớp và các vấn đề về viêm.
- Methyl Salicylate có các dạng bào chế như sau:
- Thuốc bôi.
- Kem.
- Miếng dán Methyl Salicylate.
- Thuốc xịt.
Công dụng chính của Methyl Salicylate bao gồm:
- Giảm đau nhức cơ bắp và khớp do căng cơ, bong gân và viêm khớp.
- Giúp giảm sưng, viêm tại vùng bị tổn thương và ngăn ngừa các vết loét.
- Methyl Salicylate làm giãn mạch máu, giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục.
Liều lượng và cách dùng
Methyl Salicylate được sử dụng chủ yếu dưới dạng kem bôi và thuốc dán ngoài da. Liều lượng và cách dùng phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và tình trạng cụ thể.
Người lớn
Dạng kem bôi:
- Thoa một lượng nhỏ thuốc lên vùng da bị đau, massage nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu vào da.
- Sử dụng 3-4 lần/ngày, tùy thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ.
Dạng miếng dán:
- Dán miếng lên vùng da lành nơi cần điều trị.
- Sử dụng tối đa 3 lần mỗi ngày. Tránh để miếng dán tại cùng một vị trí quá 8 giờ.
Trẻ em
Dạng kem bôi:
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng Methyl Salicylate.
- Trẻ trên 2 tuổi sử dụng kem bôi tương Methyl Salicylate tương tự như người lớn. Bôi trực tiếp lên da, 2-3 lần/ngày.
Dạng miếng dán:
- Trẻ em dưới 18 tuổi: Sử dụng miếng dán theo chỉ định của bác sĩ.
Tương tác thuốc
Methyl Salicylate có thể tương tác với một số loại thuốc khác nếu sử dụng đồng thời, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cần thận trọng khi sử dụng Methyl Salicylate cùng với các thuốc sau:
- Thuốc chống đông máu của warfarin có thể tăng nguy cơ chảy máu.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) làm tăng nguy cơ kích ứng da.
- Anisindione và dicumarol cũng có tương tác với thuốc Methyl Salicylate dạng thuốc bôi.
Lưu ý chung khi sử dụng thuốc Methyl Salicylate
- Tránh sử dụng Methyl Salicylate trên da bị trầy xước, vết thương hở hoặc vùng da nhạy cảm.
- Tránh để Methyl Salicylate tiếp xúc với miệng, mũi, trực tràng, hoặc âm đạo.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không bôi quá nhiều vì sử dụng quá liều có thể gây kích ứng da, nổi mẩn hoặc bỏng da.
- Không thoa Methyl Salicylate lên vùng da bị rạn nứt.
- Methyl Salicylate dễ cháy, vì vậy cần tránh xa nguồn lửa.
- Nếu có dấu hiệu dị ứng khi nghiêm trọng như đỏ, kích ứng, sưng, đau, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ
Mặc dù Methyl Salicylate là một loại thuốc an toàn khi sử dụng đúng cách, nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Kích ứng da: Ngứa, đỏ, hoặc sưng tấy tại chỗ bôi thuốc.
- Phản ứng dị ứng: Phát ban, tức ngực, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Trường hợp quá liều hoặc quên liều
Nếu bạn vô tình sử dụng quá liều hoặc bỏ qua liều, cách xử lý như sau:
Quá liều/Khẩn cấp
Sử dụng quá liều Methyl Salicylate có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, chóng mặt, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ. Trong trường hợp này, hãy gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Quên liều
Thuốc bôi Methyl Salicylate được sử dụng khi cần thiết, nó không có lịch trình dùng thuốc hàng ngày.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về Methyl Salicylate. Hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị.