Ngũ cốc dinh dưỡng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Ngũ cốc dinh dưỡng là thực phẩm lý tưởng cho bữa sáng, giúp khởi đầu ngày mới với nguồn năng lượng dồi dào. Vậy tại sao ngũ cốc nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của ngũ cốc
Ngũ cốc dinh dưỡng chứa nhiều thành phần thiết yếu cho cơ thể như:
- Chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa táo bón.
- Vitamin và khoáng chất: Như vitamin B, E, magie, sắt, canxi và kẽm.
- Carbohydrate phức hợp: Cung cấp nguồn năng lượng kéo dài và ổn định.
- Protein thực vật: Giúp cơ thể xây dựng và phục hồi cơ bắp.
- Chất béo tốt: Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol.
Các loại ngũ cốc dinh dưỡng
Có nhiều loại ngũ cốc khác nhau, mỗi loại đều có giá trị dinh dưỡng riêng. Dưới đây là một số loại phổ biến:
- Yến mạch: Giàu chất xơ hòa tan, vitamin B, sắt,… Đây là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân và tốt cho tim mạch.
- Lúa mạch: Giàu chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol.
- Gạo lứt: Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Gạo lứt có khả năng giảm đáng kể mức cholesterol, kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Bỏng ngô (cốm bắp): Chứa nhiều vitamin nhóm B, hỗ trợ hệ thần kinh.
- Hạt diêm mạch (quinoa): Nguồn protein toàn phần và chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu khác như sắt, magie, phốt pho, chất xơ. Ăn cường ngũ cốc diêm mạch giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể và ngăn ngừa ung thư.
- Hạt kê: Chứa khoáng chất mangan, giúp xương chắc khoẻ và phát triển não bộ.
- Kiều mạch: Gồm 9 loại axit amin thiết yếu, giàu protein toàn phần và vitamin B. Thường được dùng để chữa bệnh như bạch đới, khí hư, suy nhược cơ thể hoặc ra nhiều mồ hôi.
- Cao lương: Cao lương thường không chứa gluten, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh như celiac, ADHD, bệnh tự kỷ và hội chứng ruột kích thích.
Lợi ích của ngũ cốc dinh dưỡng
Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của ngũ cốc dinh dưỡng mà bạn nên biết:
Ngăn ngừa táo bón
Nhờ hàm lượng chất xơ cao như pectin, cellulose và hemicellulose, ngũ cốc giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn đồng thời hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Một số loại ngũ cốc có đặc tính nhuận tràng, giúp ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
Kiểm soát đường huyết
Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch và lúa mạch có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Cung cấp năng lượng
Carbohydrate phức hợp trong ngũ cốc dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng lâu dài, giúp duy trì hoạt động suốt cả ngày mà không gây tình trạng tụt đường huyết. Đây cũng là lý do tại sao ngũ cốc thường được sử dụng trong bữa sáng để khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.
Hỗ trợ giảm cân
Ngũ cốc chứa ít calo và chất béo, đồng thời giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu, ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Do đó, đây là thực phẩm giúp kiểm soát lượng calo tiêu thụ và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Chất xơ trong ngũ cốc giúp loại bỏ độc tố và chất gây ung thư ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa.
Lời khuyên quan trọng khi ăn ngũ cốc
Để đạt hiệu quả khi ăn ngũ cốc dinh dưỡng, bạn nên tuân thủ theo các điều sau:
- Chọn ngũ cốc nguyên hạt: Hãy ưu tiên các loại ngũ cốc chưa qua chế biến để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng.
- Không lạm dụng ngũ cốc chế biến sẵn: Nhiều sản phẩm ngũ cốc chế biến sẵn chứa đường và muối cao, gây hại cho sức khỏe.
- Kết hợp với thực phẩm khác: Để có một chế độ ăn cân bằng, bạn nên kết hợp ngũ cốc với các loại rau, trái cây, protein và chất béo tốt.
- Ăn lượng vừa phải: Việc tiêu thụ ngũ cốc vượt quá lượng khuyến nghị có thể gây ra một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
- Đối tượng cần lưu ý: Người mắc bệnh celiac hoặc hội chứng ruột kích thích, ngũ cốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Cách chế biến: Lấy khoảng ½ bát ngũ cốc cho vào tô lớn, sau đó thêm sữa tươi ít calo.
Ngũ cốc dinh dưỡng không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng. Hãy tích cực bổ sung ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày để có một lối sống lành mạnh và cân bằng.