Tại sao người trẻ vẫn mắc bệnh Parkinson?
Parkinson thường gặp ở lứa tuổi nào?
Bệnh Parkinson ở người trẻ như thế nào?
Parkinson là bệnh lý thần kinh do thoái hóa một nhóm các tế bào ở não gây ra, đặc trưng bởi các triệu chứng liên quan đến khả năng vận động của cơ thể như: run tay, cử động chậm chạp, co cứng cơ, rối loạn thăng bằng,…
Mặc dù hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson thường khởi phát triệu chứng ở độ tuổi trung bình từ 50 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, Hiệp hội bệnh Parkinson Hoa Kỳ (APDA) cho biết khoảng 10–20% bệnh nhân Parkinson có dạng khởi phát sớm hay còn gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ. Theo đó, đây là những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson trong độ tuổi từ 21 đến dưới 50 tuổi.
Một số ít trường hợp hiếm hoi, các dấu hiệu bệnh Parkinson có thể xuất hiện ở cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi. Dạng rối loạn này được gọi là Parkinson vị thành niên và thường có liên quan đến các đột biến gen cụ thể.
Dấu hiệu của căn bệnh Parkinson ở người trẻ
Bệnh Parkinson ở người trẻ cũng sẽ có các dấu hiệu trên thân thể như các đối tượng khác. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh ở người trẻ khác biệt sẽ xuất hiện như:
- Run tay, cánh tay, chân, run hàm và cả mặt
- Co cứng các cơ, các chi hoặc thậm chí toàn thân
- Cứng đờ người, toàn thân cử động chậm chạp (Bradykinesia)
- Tư thế của cơ thể không ổn định
- Suy giảm những khả năng như giữ thăng bằng và phối hợp, dễ té ngã
- Có sự thay đổi về tư duy hoặc là suy nghĩ
- Tăng cảm giác phiền muộn
- Rối loạn giấc ngủ
- Sa sút về mặt trí tuệ, suy giảm trí nhớ, thậm chí là lú lẫn
- Táo bón hoặc những bệnh đường tiết niệu (như là tiểu không kiểm soát)
Tại sao người trẻ vẫn mắc bệnh Parkinson?
Tiến trình phát triển của căn bệnh Parkinson ở người trẻ thường là sẽ chậm hơn những người lớn tuổi. Nguyên nhân khởi phát bệnh Parkinson sớm ở người trẻ tuổi có khả năng là bởi vì những yếu tố môi trường kết hợp với yếu tố di truyền. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson sẽ là những người có nguy cơ mắc bệnh Parkinson này khi còn trẻ cao hơn.
Một nghiên cứu của quỹ Parkinson Mỹ đã cho rằng, có khoảng 65% người bị mắc Parkinson ngay khi còn dưới 20 tuổi, 32% người mắc Parkinson từ 20 đến 30 tuổi có xuất hiện hiện tượng đột biến gen.
Ngoài ra, một số tác nhân môi trường làm thúc đẩy sự phát triển của bệnh Parkinson là các chất hóa học: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm,…
Bất lợi của triệu chứng bệnh Parkinson trong sinh hoạt
Họ đang còn trẻ, còn phát triển sự nghiệp. Nếu khả năng vận động bị suy yếu dần thì sẽ ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đối với chất lượng sống của người trẻ mắc bệnh. Họ sẽ bị suy giảm dần về sức khỏe mất dần khả năng lao động.
Bên cạnh đó, bệnh Parkinson ở người trẻ là một hiện tượng hiếm gặp hơn hơn đối với ở người già. Các nhà khoa học, bác sĩ có thể sẽ tìm ra được những phát hiện mới trong y học về diễn biến của căn bệnh phức tạp này cũng như là tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Người trẻ bị Parkinson có khả năng cao là do nguyên nhân di truyền hoặc bởi tác động xấu của những chất hóa học độc hại. Ngoài ra, người trẻ sở hữu hệ não bộ khỏe mạnh hơn và đối với các phương thức điều trị căn bệnh này cũng có thể thích ứng nhanh hơn được.
Cách phòng ngừa và điều trị
Cách phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả
Khi người thân trong gia đình bị mắc phải bệnh Parkinson, bạn cần chủ động xây dựng cho mình những cách phòng ngừa sớm. Bằng cách lập kế hoạch cho bản thân một lối sống khoa học nhất có thể và khám sức khỏe định kỳ. Cụ thể hơn là việc ăn uống khoa học hơn, đủ chất hơn, chăm tập thể dục thể thao và tránh xa những yếu tố là nguy cơ gây ra bệnh Parkinson.
Sử dụng các thực phẩm lành mạnh
Cụ thể, trong chế độ ăn hàng ngày của mình, bạn nên sử dụng nhiều các thực phẩm chứa giàu chất chống oxy hóa và chống viêm. Ví dụ như là các loại hoa quả, rau xanh như: cà chua, táo, lựu, cam, bưởi, cải bó xôi, quả hạch… Những loại thực phẩm này chắc chắn về lâu dài sẽ giúp bạn bảo vệ não bộ cũng như là ngăn chặn quá trình thoái hóa của các tế bào não sản xuất ra DOPAMINE.
Hạn chế thực phẩm gây tổn hại đến trí não
Đồng thời, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm gây tổn hại cho trí não như: chất béo chuyển hóa trong các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ, chất béo bão hòa có trong mỡ, nội tạng hoặc là da động vật, thực phẩm giàu các loại đường tinh chế như nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt,….
Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao cũng sẽ góp phần giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng, cùng với đó là giúp cơ thể phòng tránh các loại bệnh tật tốt hơn. Mỗi ngày, bạn hãy dành từ 15 – 30 để thực hiện một bài tập thể dục nào đó mà bản thân mình cảm thấy yêu thích và phù hợp. Bạn lưu ý rằng nên duy trì việc tập này tối thiểu 5 ngày/tuần thì mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Các giải pháp khác
Một số cách khác có thể giúp bạn và gia đình tránh các tác nhân gây bệnh Parkinson hay là hội chứng bệnh Parkinson có thể áp dụng là:
Mặc quần áo kín nhất có thể, bịt khẩu trang, đeo găng tay chống nắng, chống bụi, chống các tác nhân khác một cách cẩn thận trước khi tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… và cũng như là môi trường ô nhiễm bên ngoài.
Nên sử dụng trang phục bảo hộ lao động đầy đủ và cẩn thận trong khi bạn phải làm việc tại khu công nghiệp để có thể tránh tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại.
Nên sống xa những nguồn ô nhiễm khác từ nước, không khí, đất… bởi chúng không chỉ là tác nhân nguy cơ của bệnh Parkinson mà còn có thể dẫn đến rất nhiều bệnh khác như là viêm phổi, nhiễm độc, ung thư…
Kiểm soát và điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ
Hiện nay, Parkinson hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị sao cho dứt điểm. Tuy nhiên, việc kiểm soát cũng như là cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson là hoàn toàn có thể.
Dùng thuốc đặc trị bệnh Parkinson
Dùng thuốc là một biện pháp mà hầu hết những người bị Parkinson cần phải áp dụng. Tuy nhiên rằng, có một số người bệnh gặp trường hợp bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc để điều trị Parkinson. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh có thể dùng một số loại thuốc như sau:
- Chất chủ vận dopamine: Loại thuốc này sẽ trực tiếp kích thích các tế bào não và giúp các dopamine trong não có thể hoạt động tốt hơn. Điều này sẽ làm chậm sự tiến triển của bệnh. Người bệnh cũng có thể dùng apomorphine ở dạng tiêm, lisuride, bromocriptine, pergolide,..
- Thuốc ức chế men phân giải dopamine: sẽ có tác dụng kéo dài thời gian tác dụng của hoạt chất dopamine trong não và có thể kể đến các loại thuốc như là selegiline, entacapone,…
- Thuốc kháng cholinergic và amantadine là loại thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson ở giai đoạn sớm của bệnh.
- Thuốc levodopa: Loại này thường gây tác dụng phụ cho người bệnh, do đó các bác sĩ thường kê đơn liều thấp.
Phẫu thuật chữa trị căn bệnh Parkinson
Đối với Parkinson ở người trẻ, bệnh nhân có thể dùng những biện pháp phẫu thuật như là kích thích não hoặc có thể phẫu thuật dao gamma cũng như là cấy ghép mô não của thai nhi,… để điều trị Parkinson.
Cải thiện các triệu chứng tâm lý
Người mắc bệnh Parkinson có thể sẽ mắc phải những vấn đề về mặt tâm lý. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc an thần, chống trầm cảm để có thể cải thiện chứng rối loạn tâm lý. Bên cạnh đó, người bị bệnh Parkinson nên được người nhà chăm sóc tâm lý, người thân hãy quan tâm và thường xuyên trò chuyện với họ.
Tập thể dục, sinh hoạt điều độ
Người trẻ bị bệnh Parkinson giai đoạn đầu nên tự cho mình thời gian để tập thể dục thường xuyên, có thể là đi bộ, chạy hay tập yoga,… để có thể tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi với những triệu chứng bệnh. Ngoài ra thì cũng có thể phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson bằng tập vật lý trị liệu.
Điều chỉnh cho mình chế độ ăn uống khoa học hàng ngày
Xây dựng cho bản thân chế độ ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau quả, ngũ cốc để bổ sung cho cơ thể chất xơ ngăn ngừa triệu chứng táo bón và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bở lẽ, giúp duy trì khả năng vận động cũng là cách kiểm soát bệnh Parkinson ở người trẻ cực kỳ tốt.
Đồng thời, cần ăn thêm một số loại đậu như là đậu xanh, đậu tằm,… Bởi trong các loại hạt này còn có chứa hoạt chất có tên Levodopa – là chất hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Và một điều nữa không thể bỏ qua đó là mỗi ngày uống đủ từ 2 đến 3 lít nước để cơ thể của người bệnh luôn được thanh lọc
Trên đây là những kiến thức chung về bệnh Parkinson ở người trẻ cũng như là các dấu hiệu, triệu chứng, và cách điều trị căn bệnh này. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn một phần nào đó trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh cho bản thân hoặc người thân của mình.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.