Bật mí 5 cách chữa đi tiểu buốt ở nhà cho nữ đơn giản và hiệu quả
Tình trạng đau buốt khi tiểu tiện không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu ở các chị em. Nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý người phụ nữ. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn một số cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ đảm bảo hiệu quả bất ngờ.
Tiểu buốt kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý người phụ nữ
Hiện tượng đi tiểu buốt ở phụ nữ
Đi tiểu buốt là bệnh gì? Tiểu buốt là vấn đề không hiếm gặp và là hiện tượng xảy ra nhiều ở phụ nữ. Một số biểu hiện thường gặp như: niệu đạo thường xuyên rơi vào tình trạng nóng rát, đau buốt cơ quan sinh dục mỗi lần đi tiểu tiện. Hơn nữa, người bệnh đi tiểu tiện với tần suất nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu mỗi lần tương đối ít.
Nếu tình trạng trên kéo dài, sức khỏe người phụ nữ sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa, cuộc sống hàng hàng và tâm lý của chị em cũng thay đổi ít nhiều. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đi tiểu buốt ở phụ nữ. Nắm được tiểu buốt là gì và nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ nhanh và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt
Thực tế, có nhiều lý do khiến chị em phải đối mặt với tình trạng này, trong đó bác sĩ thường chia thành 2 nguyên nhân chính, đó là do sinh lý hoặc bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Chứng tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ chưa hẳn là dấu hiệu bệnh lý mà nó còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, bừa bãi, thôhô bạo có thể gây nhiễm trùng, gây tổn thương ở bộ phận sinh dục. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các bệnh lý như viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
- Thói quen sinh hoạt chưa khoa học: Do cấu trúc phức tạp của cơ quan sinh dục khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập, kèm theo thói quen không vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục. Mặc quần lót quá chật hay băng vệ sinh không sạch sẽ.
- Do dị ứng với các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, nước xả vải, giấy vệ sinh,… làm cho âm đạo tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt.
- Do thói quen nhịn tiểu hoặc sụt rửa âm đạo sâu làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
Nguyên nhân bệnh lý
Đa phần các trường hợp tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ xuất phát từ một số bệnh lý sau:
- Bệnh về hệ tiết niệu: Viêm bàng quang, Viêm đường tiết niệu,…
- Bệnh phụ khoa: Viêm nội mạc tử cung, Viêm âm đạo.
- Bệnh xã hội: Bệnh lậu
- Mang thai
5 cách chữa đi tiểu buốt ở nhà cho nữ đơn giản và hiệu quả
Uống đủ nước
Uống nhiều nước hơn là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ. Nước giúp đẩy vi khuẩn cũng như các chất kích thích ra khỏi bàng quang, từ đó làm giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
Bạn cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Hơn nữa, nếu thấy nước tiểu có màu vàng sẫm và cô đặc, bạn nên uống nhiều nước hơn. Bởi vì khi cơ thể đủ nước, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt.
Uống nhiều nước hơn là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ
Cách chữa chứng tiểu buốt với rau mồng tơi
Dùng rau mồng tơi cũng là một trong những cách chữa đi tiểu bị buốt nhanh nhất và được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Bởi loại rau này còn sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với vị ngọt và lành tính, rau mồng tơi được đánh giá cao trong số các loại rau củ quả làm mát gan, ngoài ra còn hỗ trợ tiêu viêm, kháng khuẩn và giải nhiệt rất tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g rau mồng tơi và 2 bát nước lọc.
Cách thực hiện như sau:
- Mồng tơi đem rửa sạch, sau đó để ráo nước rồi cho vào nồi cùng với hai bát nước lọc đun đến khi sôi.
- Uống nước rau mồng tơi thay nước hàng ngày. (Không sử dụng bài thuốc này đối với các chị em bụng yếu, dễ đi ngoài phân lỏng).
Mồng tơi là một trong những cách chữa đi tiểu bị buốt nhanh nhất
Cách chữa tiểu buốt từ râu ngô và mã đề
Kết hợp râu ngô và mã đề là một trong những cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ đơn giản và phổ biến nhất. Hai dược liệu này có tính mát, vị ngọt thanh với công dụng chính là mát gan, thanh nhiệt, lợi tiểu và tiêu trừ độc tố.
Nguyên liệu: 50 gam râu ngô và 30 gam mã đề khô.
Cách thực hiện như sau:
- Cho râu ngô và mã đề khô vào nồi, thêm nước sau đó đun sôi. Hạ lửa nhỏ và nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Chắt thuốc ra ly rồi đợi nguội bớt, sau đó dùng thay nước uống hàng ngày.
Bổ sung vitamin C giúp cho đường tiết niệu khỏe mạnh
Một cách chữa đi tiểu buốt ở nhà cho nữ đơn giản khác là bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C. Theo nhiều nghiên cứu, vitamin C giúp hạn chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong đường tiết niệu bằng cách axit hóa nước tiểu.
Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, xoài, ổi, dứa, ớt chuông, cải xoăn,..
Bổ sung vitamin C giúp cho đường tiết niệu khỏe mạnh
Bài thuốc dân gian chữa chứng đi tiểu buốt với đậu xanh
Đậu xanh là một trong những cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ rất hiệu quả, nhất là đối với những trường hợp do nóng trong người khiến cho độc tố tích tụ tại gan và thận. Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, được biết đến với công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và giải độc. Do đó, nếu các chị em chưa biết nên ăn gì để chữa tiểu buốt thì các món ăn từ đậu xanh là gợi ý rất phù hợp.
Nguyên liệu: 100 gam đậu xanh nguyên vỏ.
Cách thực hiện như sau:
- Đậu xanh đem rửa qua với nước để loại bỏ đất và bụi bẩn bên ngoài sau đó để ráo.
- Rang đậu với lửa nhỏ đến khi thấy đậu bốc khói là tắt bếp.
- Bỏ đậu xanh vào cối đá để tán thành bột mịn.
- Mỗi lần sử dụng chuẩn bị khoảng 10 gam bột đậu xanh pha với nước ấm sau đó uống trực tiếp. Mỗi ngày dùng ba lần vào các buổi sáng – trưa – tối, uống đều đặn trong ít nhất 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đậu xanh là một trong những cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ rất hiệu quả
Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa tiểu buốt tại nhà cho nữ giới
Khi sử dụng các bài thuốc chữa chứng tiểu buốt tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi áp dụng: Phần lớn các bài thuốc và các thực phẩm trị tiểu buốt đều bắt nguồn từ thiên nhiên nên sẽ an toàn. Tuy vậy, chị em vẫn nên tham khảo tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với những người đang sử dụng thuốc Tây y. Nhờ đó có thể tránh được nguy cơ tương tác thuốc không đáng có.
- Thận trọng với những người có cơ địa dễ mẫn cảm: Nếu không biết rõ bản thân có dị ứng với các loại dược liệu trên hay không, mọi người nên cẩn thận trước khi sử dụng là tốt nhất. Cần theo dõi sức khỏe kỹ càng trong 24 giờ đầu sau khi dùng thuốc. Bạn nên lập tức đến bệnh viện trong trường hợp cơ thể bị mẩn ngứa khó chịu hoặc kèm theo các biểu hiện khó thở.
- Theo dõi hiệu quả điều trị: Đối với các bài thuốc dân gian hoặc thảo mộc tự nhiên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa người dùng. Do đó, nếu chị em sử dụng trong khoảng 10 ngày nhưng không thấy bất kỳ cải thiện nào, thì nên ngừng sử dụng và đi tái khám tại bệnh viện.
Cách phòng ngừa tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ
Để giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa chứng tiểu rắt, tiểu buốt, các bác sĩ khuyến cáo:
- Khuyến khích uống nhiều nước, từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
- Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, lưu ý thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt.
- Không nên mặc quần lót ẩm ướt hoặc khi cơ quan sinh dục chưa khô, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là sau khi quan hệ.
- Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng, hoặc dung dịch có chứa chất tẩy rửa mạnh. Hạn chế thụt rửa sâu hoặc phun nước mạnh trực tiếp vào âm đạo.
- Không nên nhịn tiểu, cần xây dựng lối sống tình dục an toàn và lành mạnh.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp nâng cao sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ, sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng, những phương pháp này sẽ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên áp dụng chúng khi đã tham khảo tư vấn từ chuyên gia.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.