Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ quấy khóc, bỏ ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy vậy, phần lớn tình trạng này có thể được cải thiện bằng các cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà. Trong bài viết này, Pharmacity sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về chứng táo bón cũng như nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón để con bớt khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, phân của trẻ sẽ trở nên khô cứng hơn so với bình thường. Trường hợp nặng phân có dạng viên nhỏ như phân dê. Điều này gây cảm giác đau đớn, căng thẳng và khiến bé khóc khi đi tiêu. Ngoài ra, khi đi tiêu, bé thường phải cong lưng, thắt chặt mông và có thể tạo ra những âm thanh khi rặn, đỏ mặt và rặn lâu. Từ đó, táo bón trở thành nỗi ám ảnh của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có tần suất đi tiêu thấp hơn so với bình thường. Tuy nhiên, tần suất đi tiêu hằng ngày của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, chế độ dinh dưỡng,… Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu trẻ không đi tiêu trong vài ngày, mẹ không nên quá lo lắng bởi đây không phải là điều bất thường, bé có thể sẽ đi tiêu 1 lần/tuần hoặc đi tiêu mỗi ngày một lần sau khi bú.
Nếu không phát hiện sớm được tình trạng táo bón ở trẻ, táo bón kéo dài sẽ khiến cho trẻ kém ăn, không chịu bú mẹ do lượng thức ăn nạp vào cơ thể không được hấp thụ hay đào thải ra ngoài. Từ đó, khiến cho trẻ cảm thấy bị đầy bụng, trướng bụng, khó chịu và thường xuyên quấy khóc bất thường, ngủ không ngon giấc, thậm chí là sụt cân nhanh chóng.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn rất ít khi bị táo bón. Tuy vậy, nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn ít chất xơ, thường xuyên ăn đồ cay nóng hay tiêu thụ quá nhiều thức ăn có chứa nhiều sắt, canxi, chất đạm,… khiến sữa khó hấp thu và gây táo bón cho trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân táo bón ở trẻ phổ biến nhất.
Đối với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu và chưa được hoàn thiện. Ngoài ra, thành phần các chất có trong sữa công thức vượt khả năng tiêu hóa của trẻ, từ đó gây nên tình trạng khó tiêu. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bắt đầu tiêu thụ các loại sữa công thức, trẻ sẽ dễ bị khó tiêu, dẫn đến táo bón. Hơn nữa, trẻ có thể bị táo bón do cơ địa của trẻ không thích ứng với một số thành phần có trong sữa công thức, mẹ pha sữa không đúng tỷ lệ, quá đặc hoặc quá loãng, sữa có chứa ít hoặc không có chất xơ Fructo Oligosaccharid (FOS).
Đối với trẻ ăn dặm
Dạ dày của trẻ đã làm quen với việc tiêu hóa các loại thức ăn trước đây nên khi mới bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé chưa kịp làm quen với những loại thức ăn mới này, từ đó dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chế độ ăn dặm chứa quá nhiều protein, canxi và tinh bột tuy nhiên lại thiếu chất xơ và nước cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón.
Trẻ dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê để giúp điều trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra nhưng lại vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ, gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón,…
Hơn nữa, tình trạng táo bón có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn do khi đi tiêu, trẻ thường phải rặn, gây cảm giác đau đớn cho trẻ. Điều này vô tình tạo một nỗi ám ảnh khiến cho trẻ sợ hãi khi đi tiêu. Từ đó, trẻ hình thành suy nghĩ cố gắng nhịn đi tiêu, khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón
Một số mẹo sau đây sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Cho bé uống nhiều nước để trị táo bón ở trẻ
Tình trạng mất nước thường xuyên có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Khi bé không đi ngoài được, bạn nên cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. Khi bé bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.
Theo một số nghiên cứu cho rằng, loại nước này hiệu quả hơn nước lọc trong việc làm giảm táo bón, kể cả táo bón vô căn mạn tính hoặc trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy vậy, đừng sử dụng những loại nước ngọt có gas bởi vì đây là lựa chọn không tốt cho sức khỏe, có thể làm chứng táo bón ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Đổi công thức sữa phù hợp cho bé
Nếu sữa công thức là nguyên nhân làm cho trẻ bị táo bón, mẹ cần đổi cho bé loại sữa khác. Lựa chọn các loại sữa trong thành phần chứa Probiotic, chất xơ FOS hay GOS,… Hơn nữa, mẹ có thể tham khảo một số loại sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh bị táo bón để giúp cải thiện nhanh tình trạng táo bón cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ nên lưu ý:
- Sữa phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng
- Khi pha sữa, mẹ cần pha theo tỷ lệ giữa sữa và nước đúng theo chỉ dẫn trên bao bì
- Không hòa sữa với nước trái cây, cơm, cháo loãng hay các loại vụn thức ăn khác
- Bình sữa của trẻ cần được vệ sinh cũng như tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.
Luyện tập thói quen vệ sinh
Rèn luyện thói quen vệ sinh là một trong những mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu đã cho thấy, thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh là sau bữa ăn.
Thói quen đi vệ sinh của bé cần được xây dựng dựa trên khoảng thời gian bé thường đi vệ sinh và cữ ăn của trẻ để có thể xác định thời gian đi tiêu và tình trạng đi tiêu của trẻ. Theo cách này, các mẹ có thể xác định thời gian “xi” hợp lý cũng như rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi lần mẹ phát ra tiếng “xi”.
Hơn nữa, nếu trẻ bị táo bón nặng, mẹ có thể dung nước ấm để giúp kích thích cơ vòng hậu môn thả lỏng, giúp cho bé dễ đi ngoài hơn. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn, giúp làm dịu cảm giác đau tức vùng bụng do đầy hơi, táo bón.
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Lợi khuẩn giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả. Nếu bé gặp các vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên nhân đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, bạn có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm giàu lợi khuẩn, như sữa chua,…
Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, các mẹ cần lưu ý cân chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân để giúp điều trị táo bón cho trẻ. Nhằm cải thiện và ngăn chặn táo bón cho trẻ sơ sinh, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau mồng tơi, rau bina, ngọn khoai lang, rau dền, mận, lê, táo,… Từ đó, tạo ra nguồn sữa chất lượng kích thích nhu động uông, giữ nước và giúp làm mềm phân cho trẻ.
Massage bụng cho bé
Có một số cách để xoa bóp bụng cho trẻ sơ sinh để giúp làm giảm táo bón. Bao gồm:
- Dùng đầu ngón tay tạo chuyển động tròn trên bụng theo chiều kim đồng hồ
- Đi bộ ngón tay xung quanh hải quân theo chiều kim đồng hồ
- Giữ cho đầu gối và bàn chân của trẻ lại với nhau, sau đó nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng
- Dùng mép ngón tay vuốt từ khung xương sườn xuống qua rốn
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Pharmacity chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Do đó không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, các mẹ cần cho bé tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.