Giải mã nguyên nhân và cách phòng ngừa đột quỵ do bệnh tim thiếu máu cục bộ
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do bệnh tim thiếu máu cục bộ là vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Tìm hiểu chung đột quỵ thiếu máu cục bộ ở tim
Đột quỵ thiếu máu cục bộ là gì?
Đột quỵ thiếu máu cục bộ (hay đột quỵ nhồi máu não) xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị giảm thiểu hoặc tắc nghẽn, khiến tế bào não chết hàng loạt. Đây là tình trạng y tế cần được can thiệp khẩn cấp trong giờ vàng nhằm giúp cứu sống người bệnh và hạn chế biến chứng.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở tim
Các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đột quỵ huyết khối
Đột quỵ huyết khối là tình trạng lưu lượng máu trong mạch máu não bị ngưng đột ngột do cục máu đông hình thành trong lòng động mạch não. Đột quỵ do huyết khối thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người có lượng cholesterol trong máu cao, xơ vữa động mạch (sự tích tụ chất béo và chất béo bên trong thành mạch máu) hoặc mắc bệnh tiểu đường. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ do huyết khối có thể xảy ra vào lúc sáng sớm hoặc trong lúc người bệnh đang ngủ.
Trước khi đột quỵ do huyết khối xảy ra, người bệnh có thể gặp phải những cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Những cơn thiếu máu não thoáng qua này có thể kéo dài trong vài phút và tối đa 24 giờ. Biểu hiện cụ thể của TIA tương tự như các triệu chứng đột quỵ như nhìn đôi, chóng mặt, yếu liệt nửa bên người, đau đầu,… nhưng ở cấp độ nhẹ hơn và xuất hiện thoáng qua.
Đột quỵ tắc mạch (đột quỵ thuyên tắc mạch)
Đột quỵ tắc mạch là tình trạng tắc nghẽn dòng máu chảy lên não bởi cục máu đông hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể người bệnh. Thống kê cho thấy rằng có khoảng 15% trường hợp đột quỵ thuyên tắc mạch xảy ra ở những người bị rung tâm nhĩ, một loại nhịp tim bất thường bởi vì ngăn trên của tim không đập hiệu quả.
Nguyên nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Các nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ
- Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa động mạch lớn tích tụ trong lòng động mạch sẽ gây ra tình trạng thuyên tắc hoặc tắc nghẽn mạch máu ở một số vị trí trên cơ thể, bao gồm cả ở não
- Tắc mạch do tim: Huyết khối hình thành ở tim là một trong những nguyên nhân dẫn đến thuyên rắc mạch và gây ra đột quỵ não. Nguy cơ hình thành huyết khối ở tim cũng đến từ các bệnh lý về tim mạch, điển hình như bệnh van tim thiếu máu cục bộ, rung nhĩ, hở bầu dục
- Nhồi máu ổ khuyết: Đây là một loại nhồi máu não nằm ở dưới vỏ não, kích thước tương đối nhỏ, chiếm khoảng 25% các trường hợp bị nhồi máu não. Nhồi máu ổ khuyết thường gặp ở các nhân xám não ở vị trí sâu trong não như đồi thị, cầu não, hạch nền
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ bao gồm bệnh viêm màng não cấp/ mạn tính, tách động mạch trong động mạch chủ và trong sọ, bệnh tăng động
- Không xác định được nguyên nhân
Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ
- Mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, viêm hạch
- Nghiện thuốc lá, rượu bia
- Chế độ ăn uống kém khoa học (nạp thức ăn gây thừa năng lượng, nhiều chất béo bão hòa,…)
- Lối sống thiếu khoa học, lười vận động
- Tác dụng của estrogen ngoại sinh
- Tuổi cao trên 50 tuổi, tuy nhiên ngày nay tỉ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng.
Triệu chứng của đột quỵ thiếu máu cục bộ
- Triệu chứng của đột quỵ thiếu máu cục bộ do tắc mạch có thể biểu hiện đạt tối đa chỉ sau vài phút khởi phát bệnh.
- Triệu chứng của đột quỵ do huyết khối thường phát triển chậm hơn, có thể giao động từ 24 – 48h.
Nhìn chung các triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường gặp gồm:
- Đột ngột yếu liệt hoặc tê bì chân, tay hoặc 1 bên của cơ thể
- Đột ngột bị lú lẫn.
- Khó khăn trong quá trình vận động và di chuyển
- Mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp giữa tứ chi, chóng mặt
- Đột ngột mất thị lực hoặc nhìn mờ
- Buồn nôn, muốn ói
- Mỗi lưỡi tê cứng
Các triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ
Biến chứng của đột quỵ do thiếu máu cục bộ
- Tổn thương hệ thần kinh
- Tổn thương hệ cơ
- Tổn thương hệ hô hấp
- Tổn thương hệ tuần hoàn
- Tổn thương hệ tiêu hóa
- Tổn thương hệ tiết niệu
- Tổn thương hệ sinh sản
Cách phòng tránh và quản lý đột quỵ thiếu máu não
Sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng:
- Omega 3
- Omega 3-6-9
- CoQ10
Omega 3
Thói quen sinh hoạt
Mọi người có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ bằng cách:
- Cải thiện lối sống: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc (từ 7 đến 8 giờ đồng đồ mỗi ngày) sẽ giúp tăng cường sức khỏe từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tránh xa các yếu tố rủi ro: Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, thuốc giảm đau, chất kích thích như ma túy, cần sa,… là các yếu tố rủi ro làm gia tăng nguy cơ đột quỵ mà mọi người có thể chủ động phòng tránh được. Nếu đang gặp phải khó khăn trong việc hạn chế các yếu tố rủi ro trên, bạn cần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Kiểm soát những bệnh nền có nguy cơ gây đột quỵ: Các bệnh lý có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ bao gồm: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao, trầm cảm… Nếu mắc phải các bệnh lý nên trên người bệnh cần sớm điều trị để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ đột quỵ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện những vấn đề về sức khỏe, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Khám sức khỏe định kỳ góp phần giảm nguy cơ đột quỵ
Kết luận
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa nếu chúng ta nhận biết và quản lý đúng cách. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý nền và thường xuyên thăm khám sức khỏe là những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm và không ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế khi cần. Bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình chính là cách tốt nhất để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.