Nhau tiền đạo: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách cầm máu hiệu quả
Nhau tiền đạo được xem là một dạng tai biến sản khoa, có thể gây nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ và thai nhi. Do vậy, việc chẩn đoán sớm và biết cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo là vô cùng quan trọng để tránh để lại di chứng nguy hiểm về sau.
Nhau tiền đạo là gì?
Khi mang thai, tử cung của người mẹ sẽ hình thành nhau thai để cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi phát triển. Thông thường, nhau thai sẽ bám trên dây rốn của bé và thành tử cung của người mẹ, có thể gắn vào phía trên, phía sau hoặc phía trước tử cung. Nhưng nếu vị trí nhau thai bám quá thấp (vùng dưới tử cung và cổ tử cung), có thể gây ra tình trạng nhau tiền đạo rất nguy hiểm. Lúc này, nhau thai sẽ chặn ngay cổ tử cung của mẹ và khiến đường ra của bé bị cản trở.
“Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp phải trong suốt thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cả mẹ và thai nhi đều bị rơi vào tình huống nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.”
Dựa vào vị trí mép nhau so với lỗ trong cổ tử cung, nhau tiền đạo được chia thành 4 dạng hình thái khác nhau:
- Nhau bám thấp
- Nhau bám bên
- Nhau bám bờ
- Nhau bán trung tâm
- Nhau tiền đạo trung tâm
“Vị trí nhau thai bám quá thấp có thể gây ra tình trạng nhau tiền đạo.”
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo
Trước khi tìm hiểu cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo, cần nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thông thường, nhau thai sẽ phát triển ngay tại vị trí mà phôi thai làm tổ trong tử cung. Nhưng nếu phôi làm tổ ở đoạn dưới của tử cung thì nhau thai cũng sẽ hình thành ngay gần khu vực đó. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhau tiền đạo. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
- Người có tiền sử vị viêm nhiễm tử cung
- Phụ nữ đã trải qua nhiều cuộc sinh nở hoặc bị dị dạng tử cung
- Người đã từng nạo thai hoặc sảy thai nhiều lần
- Mang đa thai khiến nhau thai lớn
- Đã từng bị nhau tiền đạo ở những lần mang thai trước đó
- Mẹ bầu có thói quen hút thuốc lá và lạm dụng chất kích thích
- Mang thai khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi)
“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo do phôi thai làm tổ ở đoạn dưới tử cung.”
Dấu hiệu nhận biết khi bị nhau tiền đạo
Tùy vào mức độ nặng nhẹ và thể trạng của người mẹ mà triệu chứng nhau tiền đạo sẽ được biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, sản phụ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu phổ biến sau:
- Xuất huyết âm đạo bất thường, máu màu đỏ tươi và có thể lẫn với cục máu nhưng lại không gây cảm giác đau bụng. Thường xuất hiện vào kỳ tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ
- Tái xuất huyết âm đạo với lượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường
- Xuất huyết đi kèm với cơn đau bụng do tử cung co thắt ở một số trường hợp
“Những biểu hiện này đều có thể là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của nhau tiền đạo. Việc nhận biết sớm tình trạng này sẽ giúp thai phụ và bác sĩ có biện pháp can thiệp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé.”
Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả
Khi bị nhau tiền đạo, sản phụ cần được nhập viện để bác sĩ theo dõi và chỉ định phương pháp sinh phù hợp. Dựa vào mức độ nghiêm trọng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định chờ chuyển dạ hoặc tiến hành phẫu thuật lấy thai.
Bác sĩ sẽ quyết định thủ thuật can thiệp dựa trên nhiều yếu tố như lượng máu chảy ra, giai đoạn mắc bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong đó, lượng máu mất đi được xem là yếu tố chính trước khi đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo thường được áp dụng trong một số trường hợp như:
- Trường hợp không chảy máu hoặc máu chảy ít: Bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ nghỉ ngơi vùng khung chậu và sẽ không đưa bất kỳ thứ gì vào âm đạo để tránh gây ra biến chứng. Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần tránh tập thể dục và quan hệ tình dục trong giai đoạn này. Nếu thấy âm đạo chảy máu bất thường thì cần đi khám sớm.
- Trường hợp máu chảy nhiều: Bác sĩ có thể sẽ tiến hành lên lịch sinh mổ càng sớm càng tốt. Thời điểm sinh đảm bảo an toàn cho bé nhất là sau 36 giờ. Thậm chí, thai nhi có thể được tiêm corticosteroid để tăng tốc độ phát triển phổi nếu cần phải mổ sớm.
- Trường hợp chảy máu mất kiểm soát: Trong tình huống này, bác sĩ sẽ phải tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng cho mẹ và thai nhi.
“Cần lưu ý rằng, tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc cầm máu khi mang thai mà chưa có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.”
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhau tiền đạo cũng như biết cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả. Từ đó, bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Các câu hỏi thường gặp về nhau tiền đạo
1. Nhau tiền đạo có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi không?
Đúng, nhau tiền đạo có thể gây nguy hiểm và tử vong cho cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Làm thế nào để nhận biết khi bị nhau tiền đạo?
Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm xuất huyết âm đạo bất thường, tái xuất huyết âm đạo nhiều hơn bình thường, và xuất huyết đi kèm cơn đau bụng.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo là gì?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo bao gồm tiền sử vị viêm nhiễm tử cung, cuộc sinh nở hoặc dị dạng tử cung, nạo thai hoặc sảy thai nhiều lần, mang đa thai, từng bị nhau tiền đạo trong quá khứ, hút thuốc lá và lạm dụng chất kích thích, và mang thai khi đã lớn tuổi.
4. Có phương pháp nào để cầm máu khi bị nhau tiền đạo không?
Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Một số phương pháp cầm máu bao gồm nghỉ ngơi vùng khung chậu, không đưa thứ gì vào âm đạo, và sinh mổ sớm nếu máu chảy nhiều hoặc mất kiểm soát.
5. Có cách nào để phòng ngừa nhau tiền đạo không?
Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, như có tiền sử nhau tiền đạo trước đây, cách tốt nhất để phòng ngừa là chụp x-quang tử cung trước khi mang thai. Nếu được phát hiện trước khi mang thai, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định can thiệp để tránh tình trạng nhau tiền đạo.
Nguồn: Tổng hợp
