Nhũ hoa là gì? Dấu hiệu nhũ hoa đang không khỏe và cách chăm sóc
Nhũ hoa, hay còn gọi là núm vú, là phần nhô ra ở trung tâm của bầu ngực, đóng vai trò quan trọng trong việc cho con bú. Vậy, nhũ hoa là gì và nhũ hoa như thế nào là bình thường? Cùng tìm hiểu thông tin và điểm qua các dấu hiệu cho thấy đầu ti đang không khỏe nhé!
Nhũ hoa là gì? Nhũ hoa như thế nào là bình thường?
Nhũ hoa, hay còn gọi là đầu ti/núm vú, là phần nhô ra ở trung tâm của mỗi bầu ngực, nơi các ống dẫn sữa tập trung. Mỗi người sở hữu nhũ hoa với kích thước và màu sắc khác nhau, hoàn toàn bình thường và không có chuẩn mực nào cụ thể. Các yếu tố thể hiện nhũ hoa đang bình thường như sau:
- Kích thước và màu sắc: Nhũ hoa có thể nhỏ bằng hạt đậu hoặc lớn bằng đầu ngón tay. Kích thước của nhũ hoa không nhất thiết phải tương xứng với kích thước của bầu ngực. Màu sắc nhũ hoa thường tương đồng với màu da cơ thể. Tuy nhiên, nhũ hoa có thể có màu hồng, nâu nhạt, nâu sậm hoặc thậm chí là đen.
- Vị trí: Hầu hết nhũ hoa nhô ra khỏi quầng vú gây một số bất tiện nên cần lựa chọn nội y phù hợp, tránh để lỗ ra trang phục, tuy nhiên một số nhũ hoa có thể thụt vào trong hoặc phẳng.
- Lông: Lông mọc xung quanh nhũ hoa là bình thường, bạn cũng có thể cắt tỉa lông bằng kéo hoặc nhổ khi da mềm và sạch sẽ.
- Quầng vú: Quầng vú là vùng da sẫm màu xung quanh nhũ hoa, chúng có thể nhẵn mịn hoặc gồ ghề do các tuyến Montgomery, giúp tiết ra dầu và chất kháng sinh để bảo vệ nhũ hoa.
Nhũ hoa là phần nhô ra ở trung tâm của mỗi bầu ngực
Kích thước nhũ hoa như thế nào là đẹp?
Bên cạnh nắm được nhũ hoa là cái gì, việc đánh giá kích thước nhũ hoa thế nào là đẹp – xấu cũng được nhiều chị em quan tâm. Thông thường, chúng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sở thích cá nhân, văn hóa và các tiêu chuẩn thẩm mỹ… Nhìn chung, kích thước nhũ hoa bình thường sẽ khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào di truyền và cơ địa.
Theo một số nghiên cứu, nhũ hoa có chiều dài khoảng 2-3cm thường được đánh giá là đẹp. Tuy nhiên, đây chỉ là một con số tham khảo và không phải là tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả phụ nữ. Trên thực tế, kích thước nhũ hoa không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và khả năng nuôi con của phụ nữ.
Nhũ hoa có chiều dài khoảng 2 – 3cm thường được đánh giá là đẹp
Các dấu hiệu nhũ hoa đang không khỏe mạnh
Các dấu hiệu cho thấy nhũ hoa của bạn đang không khỏe mạnh cần chú ý:
Đau nhũ hoa là gì? Khi nào nguy hiểm?
Đau nhũ hoa là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp đau nhũ hoa thông thường, không đáng lo ngại:
- Thay đổi nội tiết tố: Đau nhũ hoa thường gặp trước kỳ kinh nguyệt, trong thai kỳ và cho con bú do sự thay đổi nội tiết tố. Kèm theo đó có thể có cảm giác căng, tức ngực và sưng nhẹ.
- Ma sát do áo ngực: Áo ngực không vừa vặn, quá chật hoặc có gọng có thể cọ xát vào nhũ hoa, gây đau nhức, đặc biệt ở phụ nữ ngực to.
- Da nhạy cảm: Viêm da tiếp xúc, chàm, nhiễm nấm candida… có thể gây kích ứng da nhũ hoa, dẫn đến đau, ngứa, rát và bong tróc.
Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị khi gặp phải các dấu hiệu sau đây:
- Đau nhũ hoa dai dẳng: Nếu tình trạng đau nhức kéo dài hơn hai tuần, không thuyên giảm sau khi điều chỉnh áo ngực hoặc sử dụng các biện pháp giảm đau thông thường, bạn nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.
- Thay đổi da nhũ hoa: Da nhũ hoa nhăn nheo, sần sùi, chảy dịch, loét… có thể là dấu hiệu của ung thư vú hoặc các bệnh lý da liễu khác.
- Hạch bạch huyết ở nách sưng to: Đau ở nách tưởng chừng không liên quan đến ngực nhưng có thể là dấu hiệu ung thư vú đã di căn đến hạch bạch huyết.
Đau nhũ hoa rất phổ biến ở phụ nữ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Các thay đổi ngoài da
Da ở ngực và nhũ hoa vốn mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Do đó, việc quan sát các thay đổi trên da có thể giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở ngực và nhũ hoa.
- Nổi bong bóng nước hoặc bị ngứa đầu nhũ hoa là bệnh gì: Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu phổ biến như chàm, nhiễm nấm candida, ghẻ ngứa, viêm da tiết bã, viêm mô tế bào, dị ứng, vảy nến, Zona….
- Đầu nhũ hoa đỏ, bong vảy, sần sùi: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh Paget vú, một dạng ung thư hiếm gặp. Bệnh lý này thường khiến đầu nhũ hoa bị khô, nứt nẻ, chảy dịch và có thể lan rộng ra vùng da xung quanh.
- Da ngực dày lên, sần sùi như vỏ cam, kèm theo sưng đau, đỏ hoặc tím: Đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm, một bệnh lý ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm.
Da ở ngực và nhũ hoa vốn mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tổn thương
Nhũ hoa bị tiết dịch
Bên cạnh nắm được nhũ hoa là gì, việc nhũ hoa bị tiết dịch cũng là một tình trạng phổ biến, với các nguyên nhân:
- Tiết sữa hoặc tiết dịch trong: Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, nhũ hoa có thể tiết ra sữa mẹ. Ngoài ra, một lượng nhỏ dịch trong suốt có thể tiết ra từ nhũ hoa khi bóp nhẹ. Đây đều là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại.
- Dịch tiết có màu sắc: Dịch tiết có thể có màu vàng, xanh lá cây, nâu hoặc thậm chí lẫn máu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, u nang, u xơ tuyến hoặc thậm chí là ung thư vú.
- Dịch tiết kèm theo các triệu chứng khác: Nếu dịch tiết nhũ hoa kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, rát, sưng đỏ, đau nhức, nổi hạch ở nách… thì nên đi khám bác sĩ.
Nhũ hoa bị tiết dịch có thể gây nguy hiểm hoặc không
Lưu ý thay đổi hình dáng, kích thước, màu sắc của nhũ hoa
Kinh nguyệt, thai kỳ và cho con bú thường gây ra nhiều biến đổi khác, khiến nhũ hoa to lên và sẫm màu hơn, nhưng điều này không đáng lo ngại. Ngoài ra, nhũ hoa là gì bình thường có thể bị tụt vào trong do bẩm sinh, tuổi tác, phẫu thuật hoặc chấn thương…. Tuy nhiên, nếu nhũ hoa đột ngột tụt vào trong mà không rõ lý do, nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của viêm tuyến sữa.
Cách chăm sóc nhũ hoa khỏe mạnh
Nhũ hoa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính. Do đó, việc chăm sóc nhũ hoa khỏe mạnh là vô cùng cần thiết, những cách chăm sóc như sau:
- Chọn áo ngực đúng size: Cần lựa chọn áo ngực vừa vặn, nâng đỡ tốt, chất liệu mềm mại, thoáng mồ hôi, phù hợp với mục đích hoạt động, ví dụ như áo ngực thể thao cho hoạt động mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng và cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng lành mạnh bằng chế độ ăn đủ chất, giàu rau củ quả, kết hợp thể dục thường xuyên,… tránh các chất kích thích.
- Thường xuyên kiểm tra ngực: Quan sát bề ngoài và định kỳ tự kiểm tra để phát hiện sớm các bất thường. Chụp nhũ ảnh nếu có nguy cơ cao hoặc cần chẩn đoán chính xác hơn sau khi phát hiện bất thường.
Một số phương pháp chăm sóc nhũ hoa khỏe mạnh
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Nhũ hoa là gì?” một cách cụ thể nhất, cũng như biết thêm về các dấu hiệu cho thấy nhũ hoa đang không khỏe. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp chị em tự tin, biết yêu thương và chăm sóc bản thân tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.