Những điều cần biết về bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia
Chlamydia trachomatis là chủng vi khuẩn gây viêm nhiễm đường sinh dục, không chỉ gây vô sinh cho cả nam và nữ mà còn khiến vòi tử cung bị tổn thương, làm cho nguy cơ chửa ngoài tử cung tăng lên 6-10 lần. Hãy cùng tìm hiểu Nhiễm khuẩn Chlamydia là gì qua bài viết này.
Tổng quan chung
Chlamydia là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng ngày một gia tăng trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có dân 90 triệu người nhiễm Chlamydia được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Việt Nam là khoảng 2,3%.
Chlamydia trachomatis – vi khuẩn gây ra bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Nam nhiễm Chlamydia trachomatis ở niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Nữ nhiễm Chlamydia trachomatis ở tử cung, cổ họng hoặc trực tràng. Bệnh này không khó điều trị, tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng nhiễm khuẩn Chlamydia
Hầu hết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Chlamydia xuất hiện từ 1 – 3 tuần hoặc lâu hơn sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Và nam và nữ sẽ có các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis khác nhau.
Triệu chứng bệnh ở nữ
Người bệnh dễ nhận thấy qua các triệu chứng sau:
- Dịch tiết màu trắng, vàng hoặc xám từ âm đạo có thể có mùi hôi.
- Mủ trong nước tiểu.
- Tiểu nhiều.
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu (khó tiểu).
- Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt.
- Giao hợp đau.
- Ngứa hoặc rát trong và xung quanh âm đạo.
- Đau âm ỉ ở phần dưới bụng.
Triệu chứng bệnh ở nam
Với nam giới, vi khuẩn Chlamydia lây nhiễm vào niệu đạo gây ra các triệu chứng như sau:
- Dịch nhầy hoặc trong chảy ra từ dương vật.
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như:
- Hậu môn: Người bệnh có thể nhận thấy đau, khó chịu, chảy máu hoặc tiết dịch giống như chất nhầy từ mông.
- Họng: Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis thường gặp như sốt, ho, đau họng hoặc nhiễm bệnh mà không có triệu chứng.
- Mắt: Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng viêm kết mạc nếu vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập vào mắt. Các triệu chứng bao gồm mẩn đỏ, đau và tiết dịch.
Nguyên nhân bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia
Chlamydia trachomatis chứa trong các dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, tử cung. Những người bị nhiễm C.Trachomatis không được điều trị và không có biểu hiện lâm sàng có khả năng lây lan nhiều nhất nếu quan hệ tình dục không an toàn.
Đối tượng nguy cơ
Phụ nữ quan hệ tình dục dưới 25 tuổi, thai phụ, có nhiều bạn tình, người từng mắc Chlamydia hoặc quan hệ tình dục đồng tính,… Đây là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm Chlamydia, vì vậy, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm, sàng lọc để phát hiện bệnh sớm, kịp thời điều trị, tránh các biến chứng không đáng có.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Chlamydia
Chẩn đoán
Sàng lọc và chẩn đoán bệnh chlamydia là tương đối đơn giản. Xét nghiệm bao gồm:
- Đối với phụ nữ, bác sĩ có thể dùng tăm bông lấy dịch từ cổ tử cung làm kháng nguyên thử nghiệm cho Chlamydia. Điều này có thể được thực hiện cùng một lúc khi bác sĩ làm xét nghiệm Pap định kỳ. Đối với nam giới, bác sĩ có thể chèn một tăm bông mỏng vào cuối dương vật để có được một mẫu từ niệu đạo. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy từ hậu môn để kiểm tra sự hiện diện của chlamydia.
- Xét nghiệm nước tiểu. Một mẫu nước tiểu được phân tích trong phòng thí nghiệm có thể chỉ ra sự hiện diện của nhiễm trùng này.
Tình dục an toàn để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục
Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia
Cách phòng tránh bệnh Chlamydia tốt nhất chính là quan hệ tình dục an toàn. Khi quan hệ tình dục, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Sử dụng bao cao su đúng cách, ngay cả khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, chủ động bảo vệ bản thân, thống nhất với bạn tình về việc sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
- Không quan hệ trong thời gian nhiễm bệnh và khi đang điều trị.
- Không dùng chung đồ chơi tình dục, nếu có thì phải vệ sinh, sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cả bản thân và bạn tình để phát hiện kịp thời các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là những người phóng khoáng trong vấn đề tình dục.
- Nữ giới quan hệ tình dục dưới 25 tuổi nên đi tầm soát Chlamydia tối thiểu 1 lần trong năm.
- Sàng lọc bệnh Chlamydia đối với tất cả thai phụ nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh cho con trong khi sinh.
Điều trị nhiễm khuẩn Chlamydia
Các bác sĩ điều trị bằng kháng sinh theo toa chlamydia như azithromycin, doxycycline hay erythromycin. Bác sĩ thường quy định các thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc viên. Có thể phải uống thuốc của bạn trong một liều một lần, hoặc nhiều ngày. Điều trị đúng phác đồ qui định. Phác đồ điều trị cụ thể như sau:
- Azithromycin 1g: uống liều duy nhất, hoặc Doxycyclin 100mg: uống 2 lần/ngày, trong 7 ngày.
Đối với phụ nữ có thai dùng các thuốc sau:
- Erythromycin base 500mg, uống 4 lần/ngày, trong 7 ngày, hoặc:
- Amoxicillin 500mg: uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày.
- Điều trị cả bạn tình.
- Kết hợp tư vấn về an toàn tình dục.
Kết luận
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin về bệnh Chlamydia. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn. Việc hiểu rõ về bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia, từ triệu chứng, nguyên nhân đến cách phòng ngừa và điều trị, là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Hãy luôn duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sự chủ động và nhận thức cao là chìa khóa giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh và bảo vệ sức khỏe toàn diện.