Những lưu ý dành cho người bị bệnh thủy đậu
Ở nước ta, thủy đậu là bệnh thường gặp, nhất là vào mùa đông xuân, rất dễ bùng phát thành dịch bởi lây lan nhanh qua đường hô hấp, qua tiếp xúc. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng. Vậy làm sao để nhận biết thủy đậu, bị thủy đậu nên ăn gì kiêng gì và cần phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này.
Những điều cần biết về bệnh thuỷ đậu
Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm do sự xâm nhập và lây lan của virus varicella-zoster (VZV). Đây là một chủng virus có kích thước khoảng 150- 200mm, có nhân là ADN, có thể phát tán nhanh chóng, tạo thành dịch bệnh khi thời tiết nóng ẩm, mùa xuân.
Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp qua vùng phát ban, giọt bắn có chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hay tiếp xúc với dịch tiết từ nốt thủy đậu. Thời gian lây bệnh kéo dài từ trước khi nổi mụn nước 1-2 ngày cho đến khi các mụn nước khô lại hoặc vỡ ra, đóng vảy hoàn toàn. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành, phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn (trên 20 tuổi) sẽ thấp hơn, chỉ khoảng 10% do phần lớn họ đã có miễn dịch với loại virus này. Mặc dù sau khi đã nhiễm bệnh, cơ thể sẽ có miễn dịch với bệnh thủy đậu suốt đời nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân mắc bệnh nhiều hơn một lần trong đời (chiếm khoảng 1%).
Hiện nay, bệnh thủy đậu đã có vacxin phòng ngừa. Việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp các triệu chứng của bệnh khi mắc phải xảy ra nhẹ hơn, ít mụn nước, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, nguy cơ gặp biến chứng thấp hơn.
Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em
Người bị bệnh thủy đậu nên kiêng gì?
- Chế độ sinh hoạt:
- Tránh nơi đông người: Thủy đậu rất dễ lây truyền nên người bị bệnh cần tránh những nơi đông người để tránh phát tán virus và lây lan cho người khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh bùng phát thành dịch.
- Chú ý hạn chế sờ vào nốt phỏng: Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nhất là ở những mụn nước to. Nếu gãi, mụn nước bị vỡ, dịch sẽ chảy ra vùng da lành và gây nốt phỏng ở đó.. Do đó, dù khó chịu nhưng người bệnh cần hạn chế sờ vào nốt phỏng, hạ chế gãi để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không sử dụng chung đồ đạc cá nhân: Đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng,… của bệnh nhân cũng phải được vệ sinh thật kỹ và để riêng với đồ đạc của các thành viên khác để tránh lây lan.
- Không tắm lá: Nhiều người thường lấy lá chè xanh, lá bàng để tắm cho người bệnh với hy vọng nhanh khỏi. Tuy nhiên, trong những lá này thường có tanin, dễ làm cho da bị tổn thương hơn, dị ứng và nhiễm trùng, nhất là làn da mỏng mang của trẻ nhỏ.
- Chế độ ăn uống
Khi bị thủy đậu, bạn hãy nhớ nên tránh các thực phẩm sau:
- Thực phẩm tanh: Những thực phẩm như tôm, cua, cá,… rất dễ gây kích ứng trên da, khiến quá trình da hồi phục lâu hơn, thậm chí để lại sẹo mất thẩm mỹ.
- Thực phẩm cay nóng, mặn: Những gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi, hành, mù tạt, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Đồng thời, khiến những cơn ngứa ngày ngày càng nhiều và khó chịu.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn bởi chúng tăng kích thích da tiết nhờn.
Người bị bệnh thủy đậu nên làm gì?
Uống thuốc, thoa thuốc theo đúng toa và hướng dẫn của bác sĩ
Nên uống thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm ngứa, thuốc chống nhiễm trùng,… theo chỉ định của bác sĩ để ức chế khả năng hoạt động và gây bệnh của virus, nhằm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thủy đậu. Người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về việc thoa thuốc dưỡng da, thuốc kháng viêm, thuốc chống nhiễm trùng lên các vùng da bị nhiễm để giảm ngứa, sưng, đau và hôc trợ làm khô các mụn nước nhanh chóng.
Áp dụng các phương pháp giảm ngứa tại nhà
- Sử dụng kem dưỡng da kham khảo từ bác sĩ: Dùng kem dạng bôi và thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm ngứa, sưng và viêm do các nốt mụn nước gây nên.
- Quên đi cơn ngứa bằng các hoạt động khác: Đây là cách trị bằng tâm lý để giảm ngứa do bệnh thủy đậu. Người bệnh có thể làm những hoạt động mình thích, như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, chơi game, vẽ tranh… để tạo ra sự chú ý và thư giãn, giảm căng thẳng và quên đi cảm giác ngứa.
- Dùng thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn histamin, một chất gây ngứa, sưng và viêm do các nốt mụn nước gây nên. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Vì nó có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt… cho người bệnh thủy đậu.
Giảm đau, hạ sốt với thuốc
Tham khảo ý kiến của các bác sĩ để dùng thuốc giảm đau, hạ sốt do bệnh thủy đậu gây ra. Nên dùng thuốc theo liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định, tránh dùng quá liều hoặc quá lâu.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin A, C, E, sắt, kẽm, để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi da. Có thể ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá và các sản phẩm từ sữa.
Thực hiện kiêng theo khoa học
Kiêng ăn | Nên ăn |
|
|
Uống đủ nước
Nên uống đủ nước, ít nhất là 2 lít một ngày, để giúp cơ thể thanh lọc và giải độc, duy trì độ ẩm cho da, giúp giảm ngứa, tăng cường hydrat hóa, thúc đẩy sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh. Có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước dừa, nước chanh, nước mía, các loại canh rau củ, súp, cháo,… để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Ăn uống mát, thức ăn mềm khi có thủy đậu trong miệng
Nên ăn các thức ăn mát, nhẹ, dễ tiêu, dễ ăn, dễ nuốt như cháo, canh, rau luộc, trái cây tươi,… để giảm kích ứng và tổn thương niêm mạc miệng do bệnh thủy đậu gây ra.
Không được gãi vào các nốt thủy đậu
Nên tránh gãi vào các nốt thủy đậu, vì gãi sẽ làm vỡ các mụn nước, gây nhiễm trùng, để lại sẹo lõm, sẹo rỗ và làm kéo dài thời gian hồi phục. Đối với trẻ nhỏ, có thể cắt ngắn móng tay, đeo găng tay để ngăn chặn việc gãi dẫn đến trợt loét vùng da thương tổn, nhiễm trùng vết mụn nước.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Nên nghỉ ngơi đầy đủ, ít nhất là 8 giờ một ngày, để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Người bệnh cần ngủ sớm, tránh thức khuya, nhằm giảm căng thẳng, và tăng cường khả năng chống lại virus của cơ thể.
Tránh các hoạt động mạnh
Khi mắc bệnh thủy đậu nên tránh các hoạt động mạnh như chạy, nhảy, đá bóng, nô đùa,… vì các hoạt động này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra mồ hôi, tăng ngứa và kích ứng da, dễ gây viêm nhiễm nặng, bội nhiễm,… Cần ưu tiên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đọc sách, thiền định, xem phim, nghe nhạc, chơi game, vẽ tranh,… để giải trí và thư giãn, hạn chế stress, làm ảnh hưởng đến khả năng đẩy lùi bệnh tật.
Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng
Kết luận
Việc chăm sóc đúng cách khi mắc bệnh thủy đậu không chỉ giúp người bệnh mau chóng hồi phục mà còn giảm thiểu nguy cơ lây lan và biến chứng. Hãy nhớ vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, giữ môi trường sống sạch sẽ, và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Nếu bạn hoặc người thân mắc bệnh, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.