Những triệu chứng cơ - xương khớp thường gặp và cách phòng tránh
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh hoạt động khó khăn, ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân. Chúng ta nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân, từ đó chăm sóc và điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.
Tác động của đau cơ xương khớp đối với sức khỏe và cuộc sống
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết, những người lớn bị viêm khớp có nguy cơ bị ngã hoặc chấn thương cao hơn khoảng 2,5 lần. Khoảng 1 trong số 25 người trưởng thành ở Hoa Kỳ (từ 18 đến 64 tuổi) gọi bệnh viêm khớp là nguyên nhân của những hạn chế trong công việc. Ngoài việc viêm xương khớp gây cho người bệnh cảm giác đau đớn thì nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh rất nhiều như:
- Gián đoạn giấc ngủ: Khi cảm giác đau nhức tăng dần cùng với tình trạng mềm khớp gây trở ngại cho giấc ngủ ngon và phục hồi. Không ngủ đủ giấc có thể khiến cơn đau của bạn có vẻ dữ dội hơn.
- Giảm năng suất: Nhiều người bỏ lỡ nhiều ngày làm việc mỗi năm vì đau khớp mãn tính. Viêm khớp cũng có thể dẫn đến giảm khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày của người bệnh như: việc nhà; nấu nướng; mặc quần áo; tập thể dục và các hoạt động khác…
- Tăng cân: Đau và cứng khớp có thể làm giảm hoạt động của cơ thể. Người bệnh có thể ngừng muốn tham gia vào các hoạt động từng mang lại niềm vui. Ngoài ra còn làm giảm khả năng luyện tập tập thể dục hoặc thậm chí đi bộ của người bệnh. Việc thiếu hoạt động không chỉ hạn chế sự tận hưởng cuộc sống của bạn mà còn có thể gây tăng cân. Cân nặng tăng thêm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp cũng như dẫn đến tăng nguy cơ các biến chứng khác, bao gồm: Bệnh tiểu đường; tăng huyết áp; bệnh tim…
- Các biến chứng của viêm khớp khác có thể bao gồm: Hoại tử xương; gãy xương căng thẳng; chảy máu hoặc nhiễm trùng ở khớp; suy thoái gân và dây chằng xung quanh khớp; dây thần kinh bị chèn ép trong viêm khớp của cột sống.
Đau nhức xương khớp làm người bệnh hạn chế khả năng vận động
Biểu hiện của người đau cơ xương khớp
Khi bị đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi cơ, xương, khớp và gân. Tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi người bệnh vận động, chạm vào vị trí đó. Thông thường, sẽ cảm nhận rõ cơn đau ở các vị trí như: bắp chân, tay, cổ chân hoặc tay, vai, cổ hoặc lưng…
Các loại đau nhức xương khớp và dấu hiệu, triệu chứng thường gặp là:
- Đau mỏi vùng cổ vai gáy: vùng cột sống cổ đau âm ỉ hay căng cứng, kèm theo cơn đau lan ra vùng sau gáy, vùng thái dương, vùng vai, tay nên người bệnh cảm giác đau mỏi, ê ẩm khắp người khiến người bệnh hạn chế vận động vùng cổ, khó xoay người, nghiêng đầu, nhất là khi giữ lâu một tư thế.
- Đau mỏi vùng cánh tay: hiện tượng đau mỏi cơ bắp tay, cổ tay thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân đau mỏi tay do gối đầu lên cánh tay lúc ngủ khiến cơ và mạch máu bị chèn ép lâu, khiến máu lưu thông kém, khi tập thể dục thực hiện chưa đúng kỹ thuật, do thiếu canxi, vitamin D và dễ bị chuột rút, nhất là người già, người thừa cân, béo phì, người ít vận động.
- Đau mỏi lưng: thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi do bong gân, chấn thương, sinh hoạt sai tư thế, trật vẹo trong vùng thắt lưng, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp,…
- Đau mỏi vùng chi dưới: xảy ra tại khớp cổ bàn ngón chân, khớp háng, khớp gối, thường gặp ở người ít vận động, người lớn tuổi khiến bắp đùi và cơ vùng bắp chân có cảm giác đau, mỏi, tê nhức và đôi khi là chuột rút.
Đau nhức xương khớp toàn thân khiến người bệnh vận động khó khăn
Cách phòng tránh
Đau nhức cơ – xương khớp có thể do tình trạng viêm, thoái hóa, nghĩa là các triệu chứng có xu hướng xấu đi theo thời gian. Với từng tình trạng đau khớp, nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Để phòng tránh đau khớp cần lưu ý những điều sau:
Quản lý cân nặng
Trọng lượng tăng thêm gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và bàn chân. Giảm cân có thể làm giảm sức nặng cho khớp, giảm đau, ngăn ngừa tổn thương trong tương lai cho khớp.
Tập thể dục đều đặn
Các lựa chọn tốt bao gồm các bài tập có tác động thấp như đi dạo, đạp xe, bơi lội và các hoạt động dưới nước.
Châm cứu
Châm cứu có thể làm giảm đau do viêm khớp, khôi phục sự cân bằng trong cơ thể. Nên tìm chuyên gia châm cứu được cấp phép và chứng nhận để yên tâm hơn trong quá trình thực hiện.
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống nhiều trái cây tươi, rau và thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện.
- Bổ sung các dưỡng chất tốt cho khớp
Theo các nghiên cứu khoa học, một số tinh chất như Collagen Peptide, Type 2 không biến tính, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… đã được chứng minh khả năng ngăn viêm, giảm đau do viêm khớp và thoái hóa khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả. Bổ sung sản phẩm có chứa các tinh chất này được xem là giải pháp ưu việt để hỗ trợ giảm đau xương khớp từ gốc và toàn diện.
Lựa chọn các bài tập vận động nhẹ để nâng cao sức khỏe