Viên nén Nifehexal LA 30mg điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực (3 vỉ x 10 viên)
P13345
Thương hiệu: SandozDanh mục
Hoạt chất
Chỉ định
Dạng bào chế
Nơi sản xuất
Quy cách
Lưu ý
Đặt thuốc theo toa
Tải lên đơn thuốc của bạn để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ các dược sĩ của chúng tôi.

Mô tả sản phẩm
Thành phần
Hoạt chất: 30mg nifedipin.
Tá dược: Povidon, natri laurylsulfat hypromellose, ludipress, talc, magnesi stearat, hypromellose phtalat, triethyl citrat, hydroxypropyl cellulose, macrogol 400, titan dioxyd, sắt oxyd (vàng).
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Điều trị tất cả các cấp độ tăng huyết áp.
Dự phòng đau thắt ngực ổn định mạn tính sử dụng như đơn trị liệu hoặc kết họp với thuốc ức chế bêta.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
- Đã biết mẫn cảm với nifedipin hoặc với các dihydropyridin khác do nguy cơ phản ứng chéo về mặt lý thuyết, hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Sốc tim mạch, hep động mạch chủ có ý nghĩa lâm sàng, đau thắt ngực không ổn định, trong hoặc trong vòng 1 thang sau nhồi máu cơ tim.
- Không dùng để điều trị đau thắt ngực cấp.
- Tính an toàn của nifedipin tác dụng kéo dài trên tăng huyết áp ác tính chưa được thiết lập.
- Không nên sử dụng cho dự phòng nhồi máu cơ tim thứ phát.
- Do thời gian tác dụng của dạng bào chế, nifedipin tác dụng kéo dài không nên dùng cho bệnh nhân bị suy gan.
- Bệnh nhân có tiền sử tắc nghẽn đường tiêu hóa, tắc nghẽn thực quản, hoặc giảm đường kính đường tiêu hóa bất kỳ mức độ nào.
- Bệnh nhân bị túi thừa Kock (hình thành sau mở thông hồi tràng ra da)
- Bệnh nhân bị bệnh viêm ruột hoặc bệnh Crohn
- Không nên dùng đồng thời với rifampicin vì nồng độ hiệu quả trong huyết tương của nifedipin có thể không đạt được do sự cảm ứng của enzym (xem mục Tương tác, tương kỵ của thuốc)
Liều dùng
- Trong tăng huyết áp mức độ nhẹ đến vừa, liều khởi đầu khuyến cáo là 1 viên 20 mg một lần mỗi ngày. Trong trường hợp tăng huyết áp nặng, liều khởi đầu khuyến cáo là 1 viên 30 mg một lần mỗi ngày. Nếu cần có thể tăng liều lên tối đa 90 mg một lần mỗi ngày tùy thưộc vào nhu cầu của từng cá nhân.
- Để dự phòng cơn đau thắt ngực, liều khởi đầu khuyến cáo là 1 viên 30 mg một lần mỗi ngày. Liều lượng có thể tăng lên tối đa 90 mg mỗi ngày một lần tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân. Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc các triệu chứng đau thắt ngực được kiểm soát bằng viên nang nifedipin hoặc nifedipin dạng tác dụng chậm có thể chuyển đổi an toàn sang dùng nifedipin dạng tác dụng kéo dài. Hiệu quả dự phòng đau thắt ngực được duy trì khi bệnh nhân chuyển từ các thuốc ức chế calci khác như diltiazem hoặc verapamil sang nifedipin dạng tác dụng kéo dài. Bệnh nhân chuyển từ các thuốc ức chế calci khác nên bắt đầu điều trị với liều khởi đầu là 30 mg nifedipin dạng tác dụng kéo dài một lần mỗi ngày. Sau đó có thể điều chỉnh liều cao hơn khi các chỉ số lâm sàng được đảm bảo.
- Sử dụng phối hợp với thuốc ức chế CYP 3A4 hoặc thuốc gây cảm ứng CYP 3A4 có thể dẫn đến khuyến cáo cần điều chỉnh liều nifedipin hoặc không sử dụng nifedipin (xem phần Tương tác, tương kỵ của thuốc)
Thời gian điều trị
+ Điều trị có thể tiếp tục vô thời hạn.
+ Thông tin bổ sung trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt
Trẻ em
Tính an toàn và hiệu quả của nifedipin dạng tác dụng kéo dài ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Các dữ liệu hiện có về việc sử dụng nifedipin trong điều trị tăng huyết áp được mô tả trong mục đặc tính dược lực học.
Người cao tuổi
Căn cứ trên dữ liệu dược động học của nifedipin dạng tác dụng kéo dài, không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân trên 65 tuổi.
- Cách dùng
Sử dụng đường uống.
Viên thuốc cần được nuốt trọn viên với một cốc nước, kèm hoặc không kèm thức ăn. Thuốc cần được uống với khoảng cách 24 giờ, cùng 1 thời điểm trong ngày, tốt nhất là uống vào buổi sáng. Nifedipin dạng tác dụng kéo dài phải được nuốt trọn viên, không được cắn, nhai hoặc dập nát trong bất cứ trường hợp nào. Nifedipin dạng tác dụng kéo dài không nên uống cùng với nước bưởi (xem mục Tương tác, tương kỵ của thuốc).
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn được dựa trên các nghiên cứu có đối chứng bằng giả dược với nifedipin được phân loại theo hệ thông phân loại tần suất CIOMS III (dữ liệu thử nghiệm lâm sàng: nifedipin n=2.661; giả dược n= 1.486; cập nhật: 22/02/2006 và nghiên cứu ACTION: nifedipin n=3.825; giả dược n=3.840) được liệt kê dưới đây: Tác dụng không mong muốn được liệt kê vào
nhóm “Thường gặp” được ghi nhận với tần suất dưới 3%, trừ phù (9,9%) và đau đầu (3,9%).
Tần số tác dụng không mong muốn được báo cáo với các sản phẩm có nifedipin được tóm tắt ở bảng sau đây.
Với mọi nhóm tần số, tác dụng không mong muốn được trình bày theo mức độ nghiêm trọng giảm dần. Các tần số được xác định như sau:
+ Thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10)
+ Ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100)
+ Hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000)
Tác dụng không mong muốn chỉ được xác định trong quá trình thuốc lưu hành, và cho những tần suất không thể xác định, sẽ được liệt kê vào nhóm “Chưa biết”.
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Chưa biết: mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu
- Rối loạn hệ miễn dịch
+ Ít gặp: phản ứng dị ứng, phù/phù mạch dị ứng (bao gồm phù thanh quản1)
+ Hiếm gặp: Ngứa, mề đay, phát ban
+ Chưa biêt: phản ứng phản vệ/ dạng phản vệ
1Có thể gây nguy hiễm đến tính mạng
- Rối loạn tâm thần
+ Ít gặp: phản ứng lo âu, rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Chưa biết: tăng đường huyết
- Rối loạn hệ thần kinh
+ Thường gặp: đau đầu
+ Ít gặp: chóng mặt, đau nửa đầu, hoa mắt, run
+ Hiếm gặp: dị cảm/loạn cảm
+ Chưa biêt: nhược cảm, buồn ngủ
- Rối loạn thị giác
+ Ít gặp: rối loạn thị giác
+ Chưa biết: đau mắt
- Rối loạn tim mạch
+ Ít gặp: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực
+ Chưa biết: đau ngực (đau thắt ngực)
- Rối loạn mạch máu
+ Thường gặp: phù (bao gồm phù ngoại biên), giãn mạch
+ Ít gặp: hạ huyết áp, ngất
- Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
+ Ít gặp: chảy máu mũi, nghẹt mũi
+ Chưa biết: Khó thở, phù phổi
*Những trường hợp được báo cáo khi sử dụng như một thuốc ngăn chặn sinh non trong khi mang thai.
- Rối loạn tiêu hóa
+ Thường gặp: Táo bón
+ Ít gặp: đau dạ dày-ruột và đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng
+ Hiếm: tăng sản nướu
+ Chưa biết: dị vật dạ dày, khó nuốt, tắc ruột, loét ruột, nôn, kém co thăt cơ vòng dạ dày-thực quản
- Rối loạn gan mật
+ Ít gặp: tăng men gan thoáng qua
+ Chưa biết: Vàng da
- Rối loạn da và mô dưới da
+ Ít gặp: hồng ban
+ Chưa biết: hoại tử thượng bì nhiễm độc, phản ứng dị ứng với ánh sáng, ban xuất huyết có thể sờ thấy
- Rối loạn cơ xương và mô liên kết
+ Ít gặp: chuột rút, sưng khớp
+ Chưa biết: Đau khớp, đau cơ
- Rối loạn thận và tiết niệu
+ Ít gặp: đa niệu, tiểu khó
- Mang thai, hậu sản và tình trạng chu sinh
+ Chưa biết: hội chứng suy thai
- Rối loạn hệ thống sinh sản và tuyến vú
+ Ít gặp: rối loạn chức năng cương dương
- Rối loạn toàn thân và phản ứng tại nơi dùng thuốc
+ Thường gặp: Cảm thấy không khỏe
+ Ít gặp: đau không đặc hiệu, ớn lạnh
Trên bệnh nhân lọc máu bị tăng huyết áp ác tính và giảm thể tích máu, giảm huyết áp rõ rệt có thể xảy ra như là kết quả của sự giãn mạch.
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
Thận trọng ở bệnh nhân có huyết áp rất thấp (hạ huyết áp nặng với huyết áp tâm thu dưới 90mm Hg) trong trường hợp suy tim rõ và trong trường hợp hẹp động mạch chủ nặng.
Nifedipin không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai trừ khi bệnh cảnh lâm sàng cần thiết phải điều trị bằng nifedipin. Nifedipin nên được dự phòng để điều trị cho những phụ nữ bị tăng huyết áp nặng mà không đáp ứng với các liệu pháp điều trị chuẩn.
Nifedipin không được khuyến cáo dùng trong thời kỳ cho con bú vì nifedipin được báo cáo bài tiết vào sữa mẹ và chưa biết được ảnh hưởng khi hấp thụ một lượng nhỏ nifedipin qua đường uống.
Cần giám sát chặt chẽ huyết áp, cả khi dùng nifedipin với magnesi sulfat đường tiêm, do có thể dẫn đến khả năng hạ huyết áp quá mức có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan cần giám sát chặt chẽ, và trong trường hợp suy gan nặng, có thể cần phải giảm liều.
Nifedipin được chuyển hóa qua hệ thống cytochrom P450 3A4. Các thuốc được biết là ức chế hoặc kích thích hệ thống enzym này có thể làm thay đổi chuyển hóa bước đầu hoặc độ thanh thải của nifedipin.
Các hoạt chất ức chế hệ thống cytochrom P450 3A4 có thể dẫn đến tăng nồng độ nifedipin như:
- Thuốc kháng sinh nhóm macrolid (như erythromycin),
- Thuốc ức chế protease điều trị HIV (như ritonavir),
- Thuốc kháng nấm nhóm azol (như ketoconazol),
- Thuốc chống trầm cảm nefazodon và fluoxetin,
- Quinupristin/dalfopristin,
- Acid valproic,
- Cimetidin.
Khi dùng chung với các thuốc trên, nên theo dõi huyết áp và, nếu cần thiết, nên cân nhắc giảm liều nifedipin.
Sử dụng thuốc trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt (xem mục Liều dùng và cách dùng).
Nên sử dụng các phương pháp chăm sóc vật lý trị liệu khác khi dùng viên nifedipin tác dụng kéo dài ở những bệnh nhân bị hẹp đường tiêu hóa nặng trước đó do có thể xảy ra triệu chứng tắc nghẽn. Dị vật dạ dày có thể xuất hiện trong một số hiếm trường hợp và có thể cần phải can thiệp phẫu thuật.
Trong một số trường hợp đơn lẻ, các triệu chứng tắc nghẽn đã được mô tả mà không có tiền sử về rối loạn tiêu hóa trước đó.
Khi tiến hành chụp X-quang có cản quang, viên nén nifedipin tác dụng kéo dài có thể gây ra các hiệu ứng dương tính giả (ví dụ làm đầy các gốc khuyết được diễn giải là polyp).
Lái xe
Sự phản ứng với thuốc tùy thuộc vào từng cá nhân, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Những điều này đặc biệt hay xảy ra khi bắt đầu điều trị, khi thay đổi thuốc và khi dùng chung với rượu.
Khuyến cáo thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn (ví dụ đau đầu, chóng mặt (xem phần Tác dụng không mong muốn)) có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thai kỳ
- Khả năng sinh sản:
Trong những ca thụ tinh trong ống nghiệm đơn lẻ các thuốc ức chế calci như nifedipin có mối liên quan với sự thay đổi về sinh hóa có hồi phục ở phần đầu của tinh trùng dẫn đến giảm chức năng của tinh trùng. Trên những người đàn ông mà việc thụ tinh nhân tạo không thành công lặp đi lặp lại, và không tìm ra được nguyên nhân, thì những thuốc ức chế calci như nifedipin nên được cânnhắc là nguyên nhân có thể.
- Mang thai:
Không sử dụng nifedipin trong thời kỳ mang thai trừ khi bệnh cảnh lâm sàng của người mẹ yêu cầu phải điều trị bằng nifedipin. Nifedipin nên được dự phòng để điều trị cho những phụ nữ bị tăng huyết áp nặng mà không đáp ứng với các liệu pháp điều trị chuẩn.
Không có nghiên cứu đối chứng đầy đủ trên phụ nữ mang thai.
Dữ liệu hiện có chưa đầy đủ để loại trừ các tác dụng không mong muốn của thuốc trên thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó, bất kỳ việc sử dụng thuốc nào trong thai kỳ đều phải được đánh giá về lợi ích và nguy cơ trên từng đối tượng một cách cẩn thận và chỉ nên được xem xét nếu tất cả các phương pháp điều trị khác đều không được chỉ định hoặc không hiệu quả.
Trong các nghiên cứu trên động vật, nifedipin cho thấy có khả năng gây độc phôi, gây độc bào thai và gây quái thai.
Từ các bằng chứng trên lâm sàng hiện có, những nguy cơ tiền sản cụ thể chưa được xác định, mặc dù đã có báo cáo về tăng ngạt chu sinh, mổ lấy thai cũng như sinh non và chậm phát triển trong tử cung. Chưa rõ nguyên nhân gây ra là do bệnh nhân tăng huyết áp hay do việc điều trị tăng huyết áp, hoặc tác động của một thuốc cụ thể.
Phù phổi cấp tính được ghi nhận khi các thuốc ức chế calci, cả những thuốc khác nifedipin, được sử dụng như một thuốc ngăn chặn sinh non trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong trường hợp đa thai (song thai hoặc hơn), khi dùng đường tiêm tĩnh mạch và/hoặc sử dụng đồng thời với thuốc đồng vận bêta-2.
- Cho con bú:
Nifedipin được bài tiết vào sữa mẹ. Nồng độ nifedipin trong sữa gần như tương đương với nồng độ trong huyết thanh của mẹ. Đối với dạng phóng thích ngay, nên hoãn cho con bú hoặc vắt sữa 3-4 giờ sau khi uống thuốc để giảm khả năng phơi nhiễm nifedipin với em bé.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
Những thuốc tác động lên nifedipin:
Nifedipin được chuyển hóa bởi hệ thống cytochrom P450 3A4, nằm trên cả gan và niêm mạc ruột. Do đó, những thuốc được biết đến gây ức chế hoặc hoạt hóa hệ thống enzym này có thể làm thay đổi chuyển hóa bước đầu (sau khi uống) hoặc thay đổi độ thanh thải của nifedipin (xem mục Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng). Mức độ cũng như thời gian tương tác nên được đánh giá khi sử dụng nifedipin với những thuốc sau đây:
Rifampicin
- Rifampicin gây cảm ứng mạnh hệ cytochrom P450 3A4. Khi dùng đồng thời với rifampicin, sinh khả dụng của nifedipin giảm một cách rõ rệt và do đó hiệu quả của thuốc bị giảm đi. Do vậy, chống chỉ định sử dụng đồng thời nifedipin và rifampicin (xem mục Chống chỉ định).
- Khi phối hợp với các thuốc ức chế từ yếu đến trung bình hệ cytochrom P450 3A4, nên theo dõi huyết áp và nếu cần, cân nhắc giảm liều nifedipin.
Nhóm kháng sinh macrolid (Ví du erythromycin)
- Chưa có nghiên cứu tương tác giữa nifedipin và kháng sinh macrolid được tiến hành.
- Những kháng sinh macrolid được biết làm ức chế các chất chuyển hóa qua trung gian cytochrom P450 3A4 của các thuốc khác. Do đó, không thể loại trừ nguy cơ tăng nồng độ trong huyết tương của nifedipin khi sử dụng đồng thời hai thuốc này (xem mục Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng).
- Azithromycin, mặc dù có liên quan về cấu trúc với nhóm kháng sinh macrolid nhưng không ức chế CYP3A4.
Thuốc ức chế protease điều trị HIV (ví dụ ritonavir)
- Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào đánh giá nguy cơ tương tác giữa nifedipin và các thuốc ức chế protease điều trị HIV được thực hiện. - Các thuốc thuộc nhóm này được biết gây ức chế hệ thống cytochrom P450 3A4. Thêm vào đó, các thuốc thuộc nhóm này cho thấy tác dụng gây ức chế in vitro các chất chuyển hóa qua trung gian cytochrom P450 3A4 của nifedipin.
- Khi dùng đồng thời với nifedipin, không thể loại trừ việc tăng đáng kể nồng độ trong huyết tương của nifedipin do giảm chuyển hóa bước đầu và giảm thải trừ.
Thuốc chống nấm nhóm azol (Ví dụ ketoconazol)
Chưa có nghiên cứu chính thức nào về nguy cơ tương tác thuốc giữa nifedipin và các thuốc chống nấm nhóm azol. Các thuốc thuộc nhóm này được biết gây ức chế hệ thống cytochrom P450 3A4. Khi uống đồng thời với nifedipin, không thể loại trừ việc tăng đáng kể sinh khả dụng của nifedipin do giảm chuyển hóa bước đầu.
Fluoxetin
Chưa có nghiên cứu lâm sàng về nguy cơ tương tác thuốc giữa nifedipin và fluoxetin. Fluoxetin cho thấy tác dụng ức chế ỉn vitro với chất chuyển hóa trung gian qua cytochrom P450 3A4 của nifedipin. Do đó không thể loại trừ khả năng tăng nồng độ nifedipin trong huyết tương khi dùng đồng thời 2 thuốc này (xem mục Cảnh báo và Thận trọng đặc biệt khi sử dụng).
Nefazodon
Chưa có nghiên cứu lâm sàng về nguy cơ tương tác thuốc giữa nifedipin và nefazodon. Nefazodon cho thấy tác dụng ức chế chất chuyển hóa trung gian qua cytochrom P450 3A4 của các thuốc khác. Do đó không loại trừ khả năng tăng nồng độ nifedipin trong huyết tương khi dung đồng thời hai thuốc này (xem mục Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng).
Quinupristin/ Dalfopristin
Việc sử dụng đồng thời quinupristin/dalfopristin và nifedipin có thể dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương của nifedipin.
Acid valproic
Chưa có nghiên cứu chính thức nào về nguy cơ tương tác giữa nifedipin và acid valproic. Vì acid valproic cho thấy làm tăng nồng độ trong huyết tương của nimodipin thuốc ức chế calci có cấu trúc tương tự do ức chế enzym, không thể loại trừ việc tăng nồng độ nifedipin trong huyết tương dẫn đến tăng tác dụng.
Cimetidin
Do cimetidin ức chế cytochrom P450 3A4, thuốc làm tăng nồng độ huyết tương của nifedipin và có thể tăng tác dụng hạ huyết áp.
Những nghiên cứu khác:
Cisaprid:
- Dùng đồng thời cisaprid và nifedipin có thể làm tăng nồng độ trong huyết tưong của nifedipin.
Thuốc chổng động kinh gây cảm ứng hệ cytochrom P450 3A4 như phenytoin, carbamazepin và phenobarbiton:
- Phenytoin gây cảm ứng hệ thống cytochrom P450 3A4. Khi dùng đồng thời với phenytoin, sinh khả dụng của nifedipin bị giảm và do đó hiệu quả của thuốc bị giảm. Khi cả hai thuốc được dùng đồng thời, đáp ứng lâm sàng của nifedipin nên được theo dõi và, nếu cần thiết, cân nhắc việc tăng liều nifedipin. Nếu liều của nifedipin tăng lên trong suốt quá trình dùng đồng thời 2 thuốc, nên cân nhắc việc giảm liều nifedipin khi ngưng điều trị phenytoin.
- Không có nghiên cứu chính thức nào được thực hiện để đánh giá nguy cơ tương tác giữa nifedipin và carbamazepin hoặc phenobarbital. Do cả 2 thuốc đều cho thấy làm giảm nồng độ trong huyết tương của nimodipin thuốc ức chế calci có cấu trúc tương tự do gây cảm ứng enzym, do đó không thể loại trừ việc gây giảm nồng độ trong huyết tương và làm giảm hiệu quả của nifedipin.
Tác động của nifedipin lên các thuốc khác:
Những thuốc hạ huyết áp
Nifedipin có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp khi dùng đồng thời với các thuốc điều trị tăng huyết áp như:
- Thuốc lợi tiểu,
- Thuốc ức chế bêta.
- Thuốc ức chế ACE
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin 2 (AT-1),
- Thuốc ức chế calci khác,
- Thuốc ức chế α-adrenergic.
- Thuốc ức chế PDE5,
- α-methyldopa.
Cần phải theo dõi bệnh nhân một cách cẩn thận khi dùng đông thời nifedipin với thuốc ức chế bêta, vì suy tim tiến triển xấu hơn trong một vài trường hợp cá biệt.
Digoxin
Việc sử dụng đồng thời nifedipin và digoxin có thể dẫn đến giảm độ thanh thải digoxin và vì thế tăng nồng độ huyết thanh của digoxin. Do vậy, bệnh nhân nên được kiểm tra kỹ các triệu chứng quá liều digoxin, và nếu cần thiết, việc giảm liều glycosid nên được tiến hành dựa trên nồng độ digoxin trong huyết thanh.
Quinidin
- Khi dùng đồng thời nifedipin và quinidin, nồng độ quinidin bị thấp đi, hoặc sau khi ngưng dùng nifedipin, trong một vài ca đã quan sát thấy việc tăng rõ rệt nồng độ quinidin trong huyết tương. Vì lý do này, cả khi bắt đầu dùng thêm hoặc ngừng dùng nifedipin, khuyến cáo theo dõi nồng độ quinidin trong huyết tương, và điều chỉnh liều quinidin nếu cần. Một vài tác giả báo cáo việc tăng nồng độ huyết tương của nifedipin khi dùng đồng thời hai thuốc, trong khi đó các tác giả khác không quan sát thấy sự thay đôi dược động học của nifedipin.
- Do đó, huyết áp nên được theo dõi cẩn thận, nếu quinidin được dùng thêm trong khi đang sử dụng nifedipin. Nếu cần thiết, nên giảm liều nifedipin.
Tacrolimus
Tacrolimus đã được chứng minh là được chuyển hóa thông qua hệ cytochrom P450 3A4. Dữ liệu công bố gần đây chỉ ra rằng trong các ca riêng biệt có thể nên giảm liều tacrolimus khi dùng đồng thời với nifedipin. Khi dùng đồng thời hai thuốc, nồng độ huyết tương của tacrolimus nên được theo dõi, nếu cần thiet, cân nhắc việc giảm liều tacrolimus.
Tương tác thuốc-thức ăn
Nước bưởi
- Nước bưởi ức chế hệ cytochrom P450 3A4. Việc dùng đồng thời nifedipin cùng với nước bưởi có thể dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương và kéo dài thời gian tác dụng của nifedipin do làm giảm chuyển hóa bước đầu hoặc giảm sự thanh thải. Như một hệ quả, tác dụng hạ huyết áp có thể tăng lên. Sau khi dùng nước bưởi đều đặn tác động này có thể kéo dài ít nhất 3 ngày sau khiuống nước bưởi lần cuối cùng.
- Do đó nên tránh dùng bưởi/nước bưởi khi đang dùng nifedipin (xem mục Liều lượng và cách dùng).
Những dạng tương tác khác:
Nifedipin có thể làm tăng giả giá trị quang phổ của acid vanillyl-mandelic đường niệu. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá bằng HPLC không bị ảnh hưởng.
Tương kỵ
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác
Bảo quản: Bảo quản dưới 30°C. Giữ thuốc trong bao bì đóng gói
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim
Thương hiệu: Sandoz
Nơi sản xuất: Verovskova 57, 1526 Ljubljana, Slovenia
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.