Phân loại và cách nhận biết chủng vi khuẩn gây viêm màng não do mô cầu
Bệnh viêm màng não do mô cầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Biểu hiện của bệnh bao gồm: sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, xuất hiện chấm hay mảng xuất huyết. Bệnh viêm màng não do mô cầu cần được nhận biết và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Phân loại các chủng vi khuẩn gây viêm màng não
Viêm màng não là hiện tượng viêm của màng xung quanh não và tủy sống. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: sốt, đau đầu, nôn,…Có rất nhiều tác nhân gây viêm màng não, sau đây là một số vi khuẩn phổ biến gây viêm màng não:
- Viêm màng não do Haemophilus influenzae type B (HiB): Đây là vi khuẩn gây viêm màng não mủ thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ở người lớn, viêm màng não do HiB thường liên quan tới các ổ nhiễm khuẩn cận kề màng não như viêm xoang, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa, hoặc một số bệnh tiềm tàng như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm phổi… Viêm màng não do HiB có thể đi kèm với các biểu hiện khác của nhiễm khuẩn toàn thân như viêm phổi, viêm mủ hầu họng, viêm cơ, nhiễm khuẩn huyết, viêm tủy xương… Tỷ lệ tử vong trong viêm màng não do HiB vào khoảng 5%. Một số bệnh nhân sau khi khỏi bệnh còn có các di chứng thần kinh như giảm thính lực hoặc điếc, chậm nói, não úng thủy.
- Viêm màng não do não mô cầu: Neisseria meningitidis là tác nhân gây viêm màng não khá phổ biến. Bệnh lây qua đường hô hấp và dễ lan thành dịch. Trẻ em và người trẻ tuổi là nhóm mắc bệnh nhiều nhất. Dấu hiệu đặc trưng nhất cho viêm não mô cầu là ban trên da. Ban thường xuất hiện sớm, phân bố rải rác khắp cơ thể, có dạng dát sẩn màu hồng kích thước 2-10mm, chấm xuất huyết. Trong các trường hợp nặng, nhiều vùng da lớn bị xuất huyết và hoại tử. Tình trạng bệnh nhân thường nguy kịch, huyết áp hạ hoặc có thể có shock, suy đa cơ quan và đông máu nội quản rải rác có thể xảy ra. Nhiễm khuẩn huyết và viêm não mô cầu thường có tỷ lệ tử vong cao (10-15%).
Vi khuẩn Neisseria meningitidis
- Viêm màng não do phế cầu: Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là tác nhân gây viêm màng não thường gặp ở người lớn. Bệnh nhân viêm màng não thường có các ổ nhiễm phế cầu kề cận sọ não hoặc ở các cơ quan khác như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm nội tâm mạc… Nhiễm phế cầu nặng thường gặp ở các bệnh nhân có các bệnh cơ địa như nghiện rượu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh ác tính, các bệnh suy giảm miễn dịch.
– Viêm màng não do Listeria monocytogenes: có thể gặp ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và người già.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do mô cầu
Bệnh viêm màng não do mô cầu là bệnh gây ra bởi khuẩn Neisseria meningitidis. Triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, gáy cứng (ở trẻ nhỏ sẽ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc biểu hiện sốc nhiễm khuẩn. Thông thường, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn.
Các ban xuất huyết dưới da khi bị bệnh viêm màng não do mô cầu
Bệnh viêm màng não do mô cầu là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và cần được chú ý đến. Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh này, bao gồm:
- Tuổi: Người trẻ từ 15 đến 24 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao hơn so với người lớn.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch yếu thường dễ nhiễm vi khuẩn Neisseria meningitidis gây viêm màng não.
- Tiếp xúc với người mắc bệnh: Vi khuẩn gây viêm màng não do mô cầu chủ yếu lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp hoặc qua máu của người bệnh.
- Những người có thể tiếp xúc với vi khuẩn não mô cầu trong ổ dịch.
- Khi sống gần với người mắc bệnh viêm màng não, nguy cơ lây truyền qua tiếp xúc trở nên cao hơn.
- Không tiêm phòng vaccine: Việc tiêm phòng bằng vaccine có thể giúp phòng ngừa viêm màng não do mô cầu.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cầu, rất quan trọng phải duy trì sức khỏe tốt, tiêm phòng định kỳ, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, và chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào của viêm màng não do mô cầu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh viêm màng não do mô cầu
Để phòng ngừa bệnh viêm màng não do mô cầu, các bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và giảm căng thẳng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.
Vệ sinh nơi ở thông thoáng giúp phòng bệnh tốt hơn
- Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh để ngăn vi khuẩn lây lan.
- Chủ động tiêm phòng vaccin cho trẻ từ 2 tuổi trở lên để phòng bệnh.
- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị đồng thời thông báo theo đường dây nóng của y tế địa phương để được điều tra giám sát xử lý kịp thời.
Kết luận
Viêm màng não do mô cầu là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng các biện pháp đúng đắn. Việc duy trì vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, và hạn chế tiếp xúc với người bệnh là những cách cơ bản để ngăn ngừa bệnh. Đặc biệt, tiêm phòng vaccine là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình và người thân, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn