Làm thế nào để phát hiện bệnh Parkinson sớm?
Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến vận động. Việc phát hiện sớm bệnh Parkinson có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về triệu chứng, yếu tố nguy cơ và phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson.
Triệu chứng của bệnh Parkinson
Triệu chứng của bệnh Parkinson bao gồm 3 triệu chứng điển hình: run, cứng đờ (tăng trương lực), giảm vận động.
Run
- Dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh Parkinson.
- Là những động tác bất thường, không hữu ý, là sự co nhịp nhàng luân chuyển của một nhóm cơ nhất định.
- Thường thấy rõ run ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân theo một nhịp đều đặn, có thể ở cả mặt nhất là môi và lưỡi, có khi run ở hàm dưới và cằm.
- Biểu hiện chủ yếu khi nghỉ ngơi.
- Tần số: 4 – 8 chu kỳ/giây, biên độ hẹp, thường biến đổi dưới tác động của nhiều yếu tố như khi xúc cảm, làm tính nhẩm thì run tăng lên.
Cứng đờ (tăng trương lực cơ)
- Tăng trương lực cơ quá mức, thường thấy ở các cơ chống đối với trọng lực -> Khi đứng, bệnh nhân giữ ở tư thế nửa gấp.
- Cơ căng cứng, giảm độ co doãi nên sinh “hiện tượng răng cưa”.
- Cứng cơ tăng lên khi làm các động tác hữu ý.
- Bệnh nhân khó khăn trong cử động.
Giảm vận động
- Các động tác tự động như chớp mắt, ngáp, nhai, nuốt, biểu lộ cảm xúc ở vẻ mặt, chân tay bị rối loạn nhiều -> dáng bộ sững sờ, bất động, không có động tác hồn nhiên.
- Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc, ít chớp mắt.
- Khi đi khởi động rất chậm, bước đi nhanh nhưng khó dừng.
- Nói khó, mất âm điệu, đang nói chậm tự nhiên nói nhanh.
- Viết chữ không đều, chữ nhỏ, nét run.
Một số rối loạn khác
- Rối loạn thực vật: tăng tiết nước bọt, ra nhiều mồ hôi, hạ huyết áp tư thế.
- Rối loạn tâm thần: trầm cảm.
- Rối loạn cảm giác: tê bì, chuột rút, kiến bò,..
- Rối loạn tiêu hóa: táo bón.
- Rối loạn giấc ngủ.
Yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson
Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ đã được biết đến:
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh Parkinson tăng lên khi tuổi tác tăng. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán ở người trên 60 tuổi.
- Di truyền: Một số trường hợp bị Parkinson được cho là có liên quan đến di truyền. Nếu gia đình có người từng mắc bệnh Parkinson thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới.
- Tiếp xúc với các chất độc: Tiếp xúc lâu dài với một số chất hóa học độc hại có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Tiền sử chấn thương đầu: Những người từng bị chấn thương đầu nghiêm trọng cũng có nguy cơ cao hơn.
Phương pháp chẩn đoán
Phương pháp cận lâm sàng
- Chụp PET và SPECT, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán xác định/chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với hội chứng Parkinson thứ phát.
- Chụp X – quang não bộ bằng MRI: có thể phát hiện tổn thương khi quan sát cấu trúc giải phẫu não.
- Điện cơ: có giá trị xác định những trường hợp run kín đáo không rõ trên lâm sàng.
- Điện não đồ: phát hiện bất thường không đặc hiệu, chủ yếu là các nhịp sóng cơ bản chậm.
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán ở giai đoạn sớm
- Run giật, không đối xứng (chính xác nhất).
- Đáp ứng tốt với levodopa.
Chẩn đoán ở giai đoạn muộn
- Triệu chứng rõ ràng, khó nhầm lẫn -> Chẩn đoán được xác định qua bệnh sử đơn giản và khám lâm sàng hoàn chỉnh.
- Biểu hiện di chuyển khó khăn, chậm chạp, run giật.
- Dựa vào chẩn đoán hình ảnh để loại trừ các nguyên nhân khác.
Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán bệnh Parkinson
Bước 1: Chẩn đoán hội chứng Parkinson.
Bệnh nhân hạn chế vận động thêm một/nhiều dấu hiệu sau:
- Run khi nghỉ.
- Cứng cơ
- Tư thế bất thường không do rối loạn thị giác, tiền đình, tiểu não.
Bước 2: Các tiêu chuẩn loại trừ bệnh Parkinson.
- Tiền sử có đột quỵ.
- Tiền sử chấn thương sọ não tái phát nhiều lần,
- Tiền sử viêm não.
- Suy giảm miễn dịch.
- Nhiều hơn một yếu tố ảnh hưởng tương đối.
- Các đặc điểm đơn thuần kéo dài sau 3 năm.
- Tổn thương trên nhân.
- Các dấu hiệu tổn thương tiểu não.
- Liên quan tới các dấu hiệu tự động sớm và nặng nề.
- Suy giảm trí tuệ nhanh và nặng.
- Duỗi cứng chi.
- U não hoặc não úng thủy trên CT scanner.
- Đáp ứng (-) với liều cao levodopa.
- Có phơi nhiễm MPTP.
Bước 3: Tiêu chuẩn hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh Parkinson (có 3 tiêu chuẩn trở lên).
- Bắt đầu xuất hiện ở một bên.
- Hiện tượng run khi nghỉ ngơi.
- Rối loạn tiến triển tăng dần.
- Duy trì các biểu hiện không đối xứng.
- Đáp ứng tốt với levodopa >70%.
- Đáp ứng duy trì trên 5 năm với levodopa.
- Giảm rối loạn vận động nhanh khi dùng levodopa.
- Diễn biến lâm sàng kéo dài trên 10 năm.
Chẩn đoán phân biệt
Nguyên nhân thoái hóa | Nguyên nhân gây triệu chứng |
Bệnh Parkinson | Ức chế receptor dopamin |
Xơ cứng rải rác | Bệnh mạch máu não |
Thoái hóa đa hệ thống | Não úng thủy |
Bệnh Alzheimer | Ngộ độc kim loại, carbon disulfide |
Bệnh Wilson | Hội chứng Parkinson sau viêm não |
Chẩn đoán phân biệt với hội chứng Parkinson
Tiến triển
Bảng phân loại Hoeln và Yahr
Cho biết các giai đoạn tiến triển và hướng tới các điều trị thích hợp
- Giai đoạn I: bị một bên (luyện tập, không dùng thuốc)
- Giai đoạn II: bị hai bên nhưng không có bất thường tư thế (luyện tập, chưa dùng thuốc).
- Giai đoạn III: bị hai bên, có bất thường nhẹ nhàng bằng tư thế, sống tự lập không cần người giúp đỡ.
- Giai đoạn IV: bị hai bên, tư thế mất ổn định, cần người giúp đỡ.
- Giai đoạn V: diễn biến nặng, bệnh toàn phát, người bệnh chỉ nằm tại giường/ghế, cần người giúp đỡ.
Kết luận
Việc phát hiện sớm bệnh Parkinson là vô cùng quan trọng để có thể bắt đầu điều trị kịp thời, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hiểu biết về triệu chứng, yếu tố nguy cơ và phương pháp chẩn đoán có thể giúp bạn nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế cần thiết. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Parkinson, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Cuộc sống với bệnh Parkinson có thể thách thức, nhưng với sự hỗ trợ và điều trị đúng đắn, người bệnh vẫn có thể sống một cuộc sống chất lượng và ý nghĩa.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.