Phù chân là dấu hiệu cảnh báo điều gì?
Phù chân là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, các bệnh lý liên quan và khi nào cần đi khám bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Bệnh phù chân là gì?
Phù chân, hay còn gọi là sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân và đôi khi cả cẳng chân, là tình trạng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phù chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu xem phù chân là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề sức khỏe gì trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây ra phù chân
Phù chân, hay còn gọi là sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân và đôi khi cả cẳng chân, là tình trạng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phù chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây phù chân:
- Ngồi hoặc đứng lâu một chỗ: Khi bạn ở cùng một tư thế trong thời gian dài, lượng máu và chất lỏng có thể tích tụ ở chân, dẫn đến sưng phù.
- Tích nước do ăn mặn: Chế độ ăn nhiều muối có thể gây tích nước trong cơ thể, làm tăng áp lực lên các mạch máu và dẫn đến phù chân.
- Thai kỳ: Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng phù chân do sự thay đổi nội tiết và áp lực từ tử cung lên các mạch máu vùng chậu.
- Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, chẳng hạn như trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh, có thể gây ra phù chân.
- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc giảm huyết áp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc hormone, có thể gây ra tác dụng phụ là phù chân.
- Do một số bệnh lý liên quan : Trong một số trường hợp, phù chân có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như suy tim, suy thận, suy gan hoặc bệnh gan, bệnh tuyến giáp. Một số chấn thương ở mô mềm và các tình trạng viêm như viêm khớp…
Các bệnh lý liên quan đến phù chân
Phù chân là triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ những vấn đề tạm thời đến các bệnh lý nghiêm trọng. Hiểu rõ về các bệnh lý liên quan đến phù chân giúp bạn nhận diện và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng và duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là những các bệnh lý thường gặp liên quan đến tình trạng phù chân:
- Suy giáp: Tình trạng thiếu hormone tuyến giáp có thể gây phù nề toàn thân, bao gồm cả chân.
- Viêm khớp: Viêm khớp có thể gây sưng, đau và phù nề ở các khớp, bao gồm cả khớp chân.
- Chấn thương: Chấn thương như gãy xương hoặc bong gân cũng có thể dẫn đến sưng và phù chân.
- Máu kém lưu thông: Lưu lượng máu vận động trong cơ thể không đảm bảo cũng gây ra ảnh hưởng lớn cho sức khỏe. Một số trường hợp tĩnh mạch tổn thương dẫn đến suy yếu sẽ khiến người bệnh khó đứng hoặc ngồi kéo dài. Tình trạng này khiến tim không cung cấp đủ máu đến cho chân dẫn đến máu ở tĩnh mạch kém lưu thông tụ lại một điểm quá lâu dẫn đến sưng phù đột ngột.
- Suy thận: Khi thận không hoạt động hiệu quả, khả năng loại bỏ nước dư thừa ra khỏi cơ thể giảm, gây phù chân.
- Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường có tình trạng đường huyết tăng khiến máu khó lưu thông hơn người bình thường. Tình trạng giảm lưu thông máu chính là nguyên nhân gây sưng tấy và tổn thương dây thần kinh nếu không được điều trị sớm.
- Hội chứng Cushing: Sản xuất quá mức hormone cortisol có thể gây tích nước và phù chân.
- Gout: Sự tích tụ axit uric ở bệnh nhân gout có ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời làm sưng phù bàn chân
- Hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết có thể tổn thương dẫn đến phù chân đột ngột. Trong giai đoạn bệnh nhân điều trị ung thư có thể xuất hiện nhiều vấn đề gây ra phù bạch huyết. Đặc biệt là một số triệu chứng như: Căng tức nặng nề, khó vận động, nhiễm trùng tái diễn, đau nhức mỏi.
- Biến chứng xơ gan: Ở giai đoạn 3,4 thường có kèm theo triệu chứng phù chân. Tình trạng này xuất hiện là do dịch tụ lại ngấm vào bàn chân và mắt cá chân dẫn đến sưng phù
- Phù nề chân do suy tĩnh mạch: Suy tĩnh mạch xảy ra do van tĩnh mạch bị hư hỏng hoặc do đứng/ngồi trong thời gian dài. Triệu chứng bao gồm chân bị phù, đau nhức chân, trên da xuất hiện các tĩnh mạch màu xanh nổi rõ, ngứa da chân, loét ứ đọng tĩnh mạch, nhiễm trùng.
- Suy tim: Khi sức bơm máu của tim giảm đi, máu ở những vùng thấp như chân sẽ bị ứ đọng thay vì được hút đều đặn về tim. Điều này khiến bạn bị sưng phù chân, thường vào buổi tối
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Phù chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, do đó việc thăm khám bác sĩ là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ:
- Phù chân kéo dài hoặc tái phát nhiều lần: Nếu tình trạng phù chân kéo dài hơn một tuần hoặc tái phát nhiều lần mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra.
- Phù chân kèm theo triệu chứng đau, đỏ hoặc nóng: Đau, đỏ hoặc nóng ở vùng phù có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu, cần được khám và điều trị kịp thời.
- Phù chân kèm theo khó thở hoặc đau ngực: Nếu phù chân kèm theo triệu chứng khó thở hoặc đau ngực, có thể là dấu hiệu của suy tim hoặc bệnh mạch vành, cần đi khám ngay lập tức.
- Phù chân chỉ xảy ra ở một bên chân: Phù chân chỉ xảy ra ở một bên có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc tổn thương cục bộ, cần được khám và điều trị kịp thời.
- Phù chân kèm theo giảm lượng nước tiểu: Giảm lượng nước tiểu kèm theo phù chân có thể là dấu hiệu của suy thận, cần đi khám để kiểm tra chức năng thận.
Phù chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân thì bạn cần đi khám bác sĩ khi có một hay nhiều triệu chứng của phù chân