Phương pháp giảm ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều bà bầu trải qua trong những tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng mẹ bầu ốm nghén có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hiểu được điều này, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và đề xuất nhiều phương pháp giảm nhẹ tình trạng này, giúp các mẹ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn một cách nhẹ nhàng hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số phương pháp hiệu quả được khuyên dùng để giảm bớt cảm giác ốm nghén.
Thời điểm mà mẹ bầu ốm nghén
Thông thường cơn ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và diễn ra trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung. Một số khác sẽ bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần 8 – 12 và có xu hướng nặng hơn trong tháng tiếp theo.
Thời gian ốm nghén của mỗi sản phụ là khác nhau. Có mẹ bầu bị ốm nghén trong kỳ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thứ 14. Tuy vậy, cũng có mẹ bầu phải mất thêm một tháng nữa mới có thể trở lại bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén?
Ốm nghén ở phụ nữ mang thai có rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể:
- Ốm nghén xảy ra có thể là do một loại hormone thai kỳ hay còn gọi là hormone HCG tăng nhanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu mang song thai trở lên thì nồng độ HCG càng cao, mức độ ốm nghén cũng nặng hơn.
- Hormone progesterone tăng nhanh là một nguyên nhân gây ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Điều này xảy ra khi, hormone này khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa hơn nên mẹ bầu hay bị đầy hơi, chướng bụng; đồng thời, hormone progesterone gây ra hiện tượng trào ngược thực quản tạo cảm giác buồn nôn mạnh mẽ.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình khi mang thai đều bị ốm nghén.
- Hệ thần kinh nhạy cảm, thính giác trở nên nhạy bén hơn với các loại thực phẩm và mùi vị trước đây bạn cảm thấy bình thường nhưng hiện tại lại gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.
Do sự hoạt động mạnh mẽ của hormone progesterone gây trào ngược dạ dày nên nhiều sản phụ nhầm lẫn giữa ốm nghén và trào ngược dạ dày. Hai tình trạng này đều có những triệu chứng giống nhau là buồn nôn và nôn. Tuy vậy, trào ngược dạ dày còn xuất hiện thêm tình trạng ợ hơi, đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt trào ngược dạ dày và ốm nghén. Bởi có tới hơn một nửa mẹ bầu có các triệu chứng của trào ngược dạ dày trong 3 tháng đầu tiên.
Phụ nữ mang thai bị ốm nghén trong ba tháng đầu thai kỳ.
Ốm nghén có tự khỏi được không?
Sau khi trải qua các cơn nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 11, tình trạng ốm nghén bắt đầu giảm dần vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% bà bầu bị nghén nặng hơn sau tuần thứ 9.
Nhìn chung, sau khi qua 3 tháng đầu, bà bầu sẽ ít bị nghén hơn. Đến khoảng tuần thứ 14, tình trạng nghén có thể biến mất. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp bà bầu hết nghén sớm hoặc muộn hơn.
Một số bà bầu có thể bị nghén suốt cả 9 tháng của thai kỳ. Đa phần, tình trạng này thường gặp ở những bà bầu bị ốm nghén nặng.
Tình trạng ốm nghén bắt đầu giảm dần vào tuần thứ 12 của thai kỳ
Làm thế nào để giúp mẹ bầu giảm ốm nghén?
Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng tự nhiên và không có cách nào để phòng ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, có thể cải thiện ốm nghén bằng các phương pháp sau:
- Uống đủ nước: kể cả không bị ốm nghén bạn cũng nên uống đủ nước, điều này là rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
- Chia nhỏ bữa ăn: bạn nên chia nhỏ từ 3 bữa thành 5 – 6 bữa mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn không bị chán ăn nhưng vẫn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Nghỉ ngơi hợp lý: ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế làm càng công việc nặng nhọc, cần lao lực để hạn chế căng thẳng vào mệt mỏi. Đây là một trong những điều cơ bản và cần thiết nhất khi mang thai.
- Uống trà gừng: một tách trà gừng vừa có thể giúp bạn thư giãn vừa xoa dịu các cơn buồn nôn. Hãy uống trà gừng thường xuyên để cải thiện tình trạng ốm nghén mẹ nhé.
- Ăn uống khoa học: hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, những món có vị cay, hăng. Bởi những món ăn ngày gây kích thích các cơn buồn nôn.
- Chăm sóc răng miệng: khi bị ốm nghén việc nôn thường xuyên là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến răng miệng, cần chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh nhiều hơn.
- Hạn chế nằm ngay sau khi dùng bữa.
- Hạn chế uống nhiều nước trong bữa ăn.
Kết luận
Hy vọng rằng những phương pháp giảm ốm nghén mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ mang lại sự thoải mái và giảm bớt những khó chịu cho các bà mẹ trong thời kỳ thai nghén. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng và có thể phù hợp với từng người khác nhau. Hãy lắng nghe cơ thể và thử nghiệm để tìm ra cách thức tốt nhất cho bạn.
Nhớ rằng, không có giải pháp nào là tuyệt đối và việc tham khảo ý kiến của bác sĩ luôn là quan trọng. Sức khỏe của mẹ và bé là ưu tiên hàng đầu, và việc tìm kiếm phương pháp giảm ốm nghén phù hợp sẽ góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các mẹ bầu tìm được niềm vui và sự thoải mái trong hành trình kỳ diệu này.