Lời khuyên bác sĩ Phương pháp tăng sức đề kháng cho gia đình
Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các yếu tố từ môi trường gây hại đối với cơ thể. Vì vậy, hệ miễn dịch giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho mỗi người.
Trước thực tế hiện nay, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể ngày càng được quan tâm chú trọng hơn. Dưới đây là một số phương pháp giúp tăng sức đề kháng bạn nên quan tâm để nâng cao sức khỏe, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình tốt hơn.
1. Chế độ ăn uống đầy đủ
Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam, cách tăng sức đề kháng cho người lớn và trẻ em hiệu quả là cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung các nhóm chất cần thiết như sau:
- Nhóm tinh bột: Ăn đầy đủ thực phẩm nhóm tinh bột như gạo, gạo lứt, ngũ cốc.
- Nhóm rau củ quả: Nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ từ rau củ quả hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Nhóm chất đạm: Kết hợp thực phẩm giàu đạm động vật từ gia súc, gia cầm, hải sản và nguồn đạm thực vật từ các loại đậu.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nhóm này có khả năng bổ sung thêm cho cơ thể các vitamin làm gia tăng sức đề khảng và bảo vệ cơ thể tốt hơn.
- Nhóm chất béo: Đảm bảo bổ sung nguồn chất béo từ mỡ động vật và thực vật (dầu, đậu tương, đậu phộng, vừng,…) với tỷ lệ phù hợp cho cơ thể.
Lưu ý, không nên lạm dụng rượu bia, chất kích thích và các loại thực phẩm không tốt vì sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
2. Vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể, vì vậy bạn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất gồm vitamin C và các vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid.
Cách tăng sức đề kháng đơn giản và đem lại hiệu quả tốt là cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Uống đủ nước cho cơ thể
Nước chiếm phần lớn và đóng vai trò rất cần thiết trong cơ thể con người. Uống đủ nước mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như ngăn ngừa và điều trị đau đầu, giảm táo bón, giảm căng thẳng, loại bỏ độc tố,…
Theo lời khuyên từ bác sĩ, cách đơn giản để tăng cường sức đề kháng là bạn hãy uống đủ nước cho cơ thể, cụ thể:
- Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi cần khoảng 1 lít/ ngày
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần khoảng 1,3 lít/ ngày
- Trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành cần 1,6 – 2,4 lít/ ngày.
4. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Thói quen và các hoạt động không tốt sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động yếu hơn và suy giảm sức đề kháng. Hãy chủ động thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, sức kháng tốt giúp cơ thể chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh.
Duy trì giấc ngủ ngon và đầy đủ mỗi ngày để giữ tinh thần minh mẩn và cơ thể khỏe mạnh. Tích cực tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, duy trì vận động thể lực đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng.
5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Giữ gìn vệ sinh cơ thể, xúc miệng bằng nước muối, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và tránh đưa tay lên vùng mặt để hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chú ý những nơi vi khuẩn dễ tồn tại và giữ môi trường thông thoáng giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh tồn tại trong môi trường.
6. Tiêm chủng ngừa đầy đủ
Hãy thực hiện tiêm chủng ngừa đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cả gia đình, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Tiêm chủng giúp bảo vệ sức khỏe tránh bị nhiễm các bệnh lý làm suy giảm sức đề kháng cơ thể, tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
Những phương pháp trên giúp tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình, hãy chủ động thực hiện để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình.
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
1. Tôi có thể bổ sung vitamin C bằng viên uống thay vì ăn trái cây không?
Vitamin C từ thực phẩm tự nhiên luôn được ưu tiên vì chúng đi kèm với các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bạn có thể bổ sung vitamin C bằng viên uống theo chỉ định của bác sĩ.
2. Làm thế nào để biết hệ miễn dịch của tôi có khỏe mạnh hay không?
Các dấu hiệu của hệ miễn dịch khỏe mạnh bao gồm ít bị ốm vặt, nhanh khỏi bệnh, vết thương mau lành. Nếu bạn thường xuyên bị ốm hoặc có các triệu chứng bất thường, hãy đi khám bác sĩ.
3. Trẻ em có cần bổ sung thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch không?
Trẻ em nên được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ chế độ ăn uống cân bằng. Thực phẩm chức năng chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
4. Tập thể dục quá sức có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch không?
Tập thể dục vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhưng tập quá sức có thể gây phản tác dụng, làm suy yếu hệ miễn dịch.
5. Stress có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?
Stress kéo dài làm tăng sản xuất cortisol, một hormone có thể ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bạn có thể xem thêm: