Rau chân vịt là gì? 9 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Rau chân vịt hay được gọi với cái tên là cải bó xôi và trong chúng luôn chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy rau chân vịt là rau gì? Khi chế biến loại rau này có cần chú ý gì không? Hãy cùng Pharmacity giải đáp tất cả các thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây!
Rau chân vịt là rau gì?
Rau chân vịt thuộc họ rau dền, là một loại rau ăn lá có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, kali, magie, canxi hay sắt. Đồng thời chúng cũng cung cấp lượng lớn vitamin cho cơ thể, chẳng hạn folate, vitamin A, vitamin B6, niacin cùng với vitamin C,… Và đây là loại rau khá dễ ăn, vì thế chúng được dùng để chế biến cho nhiều món ăn ngon như salad, chiên trứng, xào,…
Hiện nay, rau chân vịt còn được bào chế dưới dạng các loại thực phẩm bổ sung. Bởi theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã nghiên cứu thì cứ trong 100g rau sẽ cung cấp 28,1µg vitamin C, đáp ứng được đến 34% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của loại vitamin này.
Rau chân vịt là rau gì?
Rau chân vịt có tác dụng gì?
“Rau chân vịt có tác dụng gì?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi muốn tìm hiểu về loại rau này. Thực tế, đã có nhiều báo cáo cho ra kết quả rằng đây là loại cải có khả năng chống oxy hóa, góp phần ngăn ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch, hay thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác,… Ngoài ra, chúng còn giúp:
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Do chứa chất axit alpha-lipoic, được xem là một chất chống oxy hóa đồng thời cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất này còn làm tăng độ nhạy insulin và phòng ngừa sự thay đổi của oxy hóa hay các thay đổi do tình trạng căng thẳng ở bệnh nhân đái tháo đường gây nên.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Một tác dụng của rau chân vịt không thể không nhắc đến chính là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, cụ thể là ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư gan và phổi. Chi tiết hơn, nhờ các thành phần khác nhau trong rau chân vịt, như folate, tocopherol cùng với chlorophyllin đã tạo nên sự hiệu quả trong việc ngăn ngừa loại bệnh này.
Hơn thế nữa, trong một nghiên cứu ở năm 2013 trên 12.000 động vật đã cho ra kết quả là cải bó xôi cùng với nhiều loại rau xanh khác giúp ngăn chặn các tác động gây ung thư của các heterocyclic amin. Đây là loại amin được sản sinh ra trong các loại đồ nướng ở nhiệt độ cao.
Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư
Phòng chống hen suyễn
Một nghiên cứu từng được tiến hành trên 433 đối tượng đều bị hen suyễn ở các độ tuổi từ 6 – 18 tuổi và 537 đứa trẻ không mắc bệnh này. Kết quả cho thấy nguy cơ phát triển nên sẽ thấp hơn so với người có lượng dinh dưỡng cao nhất định. Trong đó, cải bó xôi chính là nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, đây là một loại chất dinh dưỡng giúp phòng chống hen suyễn hiệu quả.
Hỗ trợ hạ huyết áp
Nhờ vào hàm lượng kali có trong cải khá cao nhưng lượng natri lại thấp, vì thế đối với người bị tăng huyết áp đã được khuyến khích nên dùng loại rau này để cải thiện tình trạng trên. Bởi lượng kali có trong rau chân vịt sẽ giúp làm giảm tác dụng của natri, vì nếu hàm lượng natri cao có thể dẫn đến huyết áp cao cho cơ thể.
Hỗ trợ hạ huyết áp
Giúp xương chắc khỏe
Tác dụng của rau chân vịt không chỉ giúp hỗ trợ hạ đường huyết mà còn hình thành xương chắc khỏe. Thật vậy, duy trì thói quen ăn cải thường xuyên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể lượng lớn vitamin K, tổng hợp canxi hiệu quả và từ đó hình thành được hệ xương chất khỏe. Ngoài ra, các khoáng chất khác như mangan, đồng và magie có trong loại rau này cũng giúp phát triển xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Rau chân vịt cũng như các nhóm rau xanh lá đậm khác, đều chứa một hàm lượng chất xơ vừa đủ bổ sung cho cơ thể. Chính vì vậy, các bệnh về đường tiêu hóa luôn được kiểm soát và cải thiện tốt nhất nếu bạn duy trì việc ăn rau xanh thường xuyên.
Rau chân vịt giúp làm tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng
Đây là một loại bệnh có khả năng gây mù lòa do sự thoái hóa của lutein và xanthene. Do đó, việc ăn các loại rau lá xanh tươi, đặc biệt là cải bó xôi sẽ giúp chống lại oxy hóa, từ đó làm giảm tác hại của các gốc tự do gây ra các bệnh về mắt, cụ thể như bệnh tăng nhãn áp hay thoái hóa điểm vàng.
Hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn đông máu
Rau chân vịt có tác dụng gì? Là loại rau có chứa lượng lớn vitamin K giúp đông máu bằng cách sản xuất ra prothrombin. Bên cạnh đó, loại rau này cũng giúp điều trị chứng rối loạn chảy máu, kiểm soát được tình trạng máu chảy quá mức đồng thời duy trì được chức năng của gan bằng cách kích thích sản xuất glycogen.
Hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn đông máu
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một loại bệnh do tình trạng của sự xơ cứng các động mạch. Bên cạnh đó, một sắc tố được gọi là lutein có trong rau chân vịt đã được chứng minh là có khả năng làm giảm sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, đau tim hay đột quỵ.
Xem thêm: Cây mã đề: Vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Tác dụng phụ của rau chân vịt
Đến đây chắc có lẽ bạn đã biết được nhiều tác dụng hữu ích từ loại rau này. Tuy nhiên, đối với bất cứ loại rau nào cũng đều mang tác dụng phụ kèm theo nếu bạn sử dụng sai cách. Vì thế, dưới đây là một số ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn lạm dụng cải bó xôi.
- Gia tăng nguy cơ sỏi thận: Trong 100g rau chân vịt sẽ chứa đến 970mg oxalat, đây là hợp chất hình thành nên sỏi thận trong cơ thể nếu người dùng tiêu thụ quá mức. Vì thế, bạn nên luộc rau trước khi ăn để có thể làm giảm nồng độ oxalat trong, rau từ đó ngăn ngừa sự hình thành của sỏi.
- Giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu: Như đã chia sẻ, trong rau chân vịt có chứa lượng lớn vitamin K, có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc làm loãng máu. Do đó, bạn nên ăn rau với một lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình.
- Cản trở sự hấp thụ khoáng chất: Thật vậy, các oxalat có trong rau sẽ làm cản trở sự hấp thụ các khoáng chất, cụ thể là canxi. Ngoài ra, chất oxalat còn có thể phản ứng với sắt và gây sự ức chế cho việc hấp thụ sắt bằng cách hình thành nên các tinh thể.
- Làm bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn: Do chứa purin, là một hợp chất hóa học gây nên bệnh gout. Vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh gout, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng rau chân vịt để tránh gây những ảnh hưởng không mong muốn.
Tác dụng phụ của rau chân vịt
Rau chân vịt kỵ gì?
Rau chân vịt kỵ gì? Với một hàm lượng chất dinh dưỡng cao, loại cải này đích thực là một thực phẩm hữu ích trong mâm cơm gia đình Việt. Song song với các tác dụng trên, bạn nên lưu ý tránh kết hợp giữa rau chân vịt với các loại thực phẩm sau đây để đảm bảo sự an toàn nhé!
- Đậu nành: Trong đậu nành chứa lượng lớn magie và canxi, trong khi cải bó xôi lại chứa nhiều axit oxalic. Thực tế, khi hai chất này kết hợp sẽ gây nên chất kết tủa không tan trong dạ dày, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất và hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Đậu phụ: Do đậu phụ được làm từ đậu nành nên có chứa lượng lớn canxi. Vì vậy, khi ăn cùng với rau bina sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi, gây rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, đây đều là hai loại thực phẩm có tính mát, vì thế nếu dùng cùng nhau sẽ dễ gây nên các vấn đề như đau bụng và tiêu chảy.
- Khoai lang: Điểm chung của hai loại thực phẩm này chính là đều chứa axit phytic và axalate. Nếu hai chất này kết hợp cùng với các khoáng chất có trong cơ thể sẽ tạo thành muối, làm cản trở việc hấp thụ sắt, kẽm, canxi đồng thời khiến chúng bị đào thải ra khỏi cơ thể.
- Thịt lươn: Thay vì lươn, bạn nên kết hợp ăn rau bina cùng với các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt lợn hay gà. Bởi nếu ăn cải bó xôi cùng với lươn sẽ dễ gây đau bụng và tiêu chảy.
- Hải sản: Nhiều người có quan niệm là canxi làm tăng bài tiết kẽm, từ đó làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn bổ sung canxi bằng đường uống. Còn trong cải bó xôi sẽ không làm giảm lượng kẽm có trong hải sản. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn mỗi loại với lượng vừa đủ để tránh gây ra các vấn đề quá tải cho đường tiêu hóa.
Rau chân vịt kỵ gì?
Tóm lại, rau chân vịt là một loại rau xanh mang đến nhiều lợi ích cơ thể. Tuy nhiên, để giữ an toàn cho bản thân và gia đình, đối với bất kỳ loại rau nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe. Hãy theo dõi Pharmacity để đón chờ thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: