Rau ngót: Công dụng và tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng
Rau ngót là một loại rau phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ làm phong phú thêm bữa ăn mà còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những công dụng nổi bật của rau ngót, đồng thời tìm hiểu thêm về một số các tác dụng phụ tiềm ẩn để bạn có thể tận dụng lợi ích từ loại rau này một cách an toàn và hiệu quả.
Tổng quan về rau ngót
Rau ngót là loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót dễ sống, dễ trồng và được trồng bằng thân, trồng ở mọi nơi. Do đó, rau ngót thường được trồng trong vườn, dọc theo bờ rào, quanh bờ ao, theo các lối đi,… chủ yếu là để tận dụng đất.
Rau ngót sinh trưởng nhanh và đặc biệt rất ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, do đó ăn rất lành và an toàn. Người ta thường dùng lá rau ngót để nấu canh với thịt, xương hay tôm, hến cũng đều rất ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình, lại thêm tác dụng giải nhiệt mùa hè. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót
Rau ngót là loại rau màu xanh đậm giàu vitamin và khoáng chất gồm: vitamin C, B1, B6, magie, kali, phốt pho, canxi. Hơn nữa, loại rau xanh này còn chứa một lượng đạm protein dồi dào. Trong 100g rau bồ ngót có:
- Protein: 5,3 gam
- Tinh bột: 3,4 gam
- Canxi: 169 mg
- Vitamin C: 185 mg
- Sắt: 2,7 mg
- Phốt pho: 64,5 mg
- Carotin: 6 mcg
- Vitamin PP: 2,2 gam
- Vitamin B2: 400 mcg
- Vitamin B1: 100 mcg
Với hàm lượng đạm thực vật cao, bạn có thể bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn chay của mình. Hơn thế nữa, việc thay thế protein từ động vật bằng nguồn protein thực vật cũng sẽ giúp hạn chế việc rối loạn chuyển hóa canxi. Từ đó, giúp bạn ngăn ngừa loãng xương và sỏi thận.
Tác dụng của rau ngót đối với sức khỏe
Rau ngót là loại rau xanh quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Không chỉ có vị ngọt thanh mát, rau ngót còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Kiểm soát đường huyết
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất polyphenol và flavonoid từ lá bồ ngót có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
Theo đó, flavonoid có các chức năng giảm mức đường huyết, từ đó làm giảm sự tích tụ chất béo. Hơn nữa, polyphenol có chức năng làm giảm tế bào tăng sinh chất béo, tăng phân giải và làm tăng quá trình oxy hóa của axit béo.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát tốt lượng đường huyết và các loại thức ăn khi nạp vào cơ thể là rất quan trọng. Rau bồ ngót có chứa insulin, giúp kiểm soát lượng đường. Chất này có tác dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Tác dụng giảm cân của rau ngót
Chất flavonoid được tìm thấy trong rau ngót giúp ngừa tăng cân trên chuột ăn chế độ ăn nhiều chất béo. Nghiên cứu cho thấy, chuột giảm cảm giác thèm ăn và giảm nồng độ triglyceride tự do trong huyết thanh.
Khi dùng lá tươi để giảm cân, ghi nhận tình trạng suy hô hấp, viêm tiểu phế quản, viêm phổi kẽ. Vì thế, không khuyến khích sử dụng lá tươi hoặc nước ép từ lá để giúp giảm cân. Nấu hoặc chần để ăn sẽ tốt hơn.
Giúp cải thiện đời sống tình dục
Hợp chất phytochemical có trong rau ngót có tác dụng giúp làm tăng ham muốn tình dục. Chưa kể đến, sterol có trong rau ngót còn có công dụng như một loại hormone tình dục giúp kích thích hưng phấn. Hơn nữa, chúng còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cũng như số lượng tinh trùng ở nam giới.
Tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh
Hàm lượng dinh dưỡng phong phú gồm đạm thực vật và các loại vitamin: C, B, PP cùng với các khoáng chất: kali, canxi, magie,… trong rau ngót rất tốt cho sức khỏe của các bà mẹ sau sinh. Điều này tương đồng với các lợi ích của rau bồ ngót trong Đông y.
Hơn thế nữa, hợp chất phytochemical có trong rau bồ ngót giúp kích thích sự phát triển của các hormone steroid, bao gồm các hormon như estrogen. Tác động của các hợp chất sterol có trong rau ngót lên nội tiết giúp tăng đáng kể lượng sữa của các mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Ngoài ra, rau bồ ngót còn giúp hỗ trợ trong việc chữa sót nhau thai. Loại rau này giúp kích thích sự co bóp của tử cung, từ đó đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm.
Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm
Với hàm lượng vitamin C dồi dào và các thành phần dinh dưỡng khác, rau bồ ngót hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, loại rau xanh đậm này giúp chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao có khả năng chống lại một số bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus cúm. Theo nghiên cứu, chiết xuất etanolic từ rau bồ ngót cũng có công dụng chống viêm.
Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng rau ngót
Mặc dù ít gây ra tác dụng phụ tuy nhiên nếu dùng không đúng cách hoặc đúng liều lượng, rau ngót cũng có thể gây nên những ảnh hưởng không mong muốn với sức khỏe như:
Gây tình trạng mất ngủ
Một số các báo cáo nghiên cứu cho biết, việc dùng liên tục nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng với hàm lượng 150 gam mỗi ngày có thể sẽ gây tình trạng khó thở, khó ngủ và ăn kém ngon. Tuy vậy, các nghiên cứu cho hay, những triệu chứng này thường sẽ biến mất sau đó 1 ngày nếu bạn ngừng sử dụng loại thức uống từ rau xanh này.
Nghi ngờ gây sẩy thai
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nói về tác hại của rau ngót đối với thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ mang thai dùng các món ăn hoặc thức uống từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng quá liều.
Gây cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi
Một số thành phần hóa học chứa trong rau ngót được minh chứng có tác dụng làm cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, glucocorticoid có trong nguyên liệu này có công dụng ức chế và làm giảm quá trình hấp thu canxi và phốt pho.
Rau ngót vừa có giá trị về dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh. Do đó, rau ngót là một loại thực phẩm quý và là một vị thuốc hiệu nghiệm, bạn có thể bổ sung loại rau xanh này cho bữa ăn gia đình hàng ngày.