Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh: cách làm sạch và an toàn
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc bú sữa làm cho miệng rất dễ bị nấm miệng hoặc tình trạng đẹn trẻ em thường gặp. Lúc này việc rơ lưỡi là điều vô cùng cần thiết, giúp vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và giúp bé bú ngon miệng hơn.
Nhiều bậc phụ huynh lần đầu lên chức ba mẹ không khỏi có nhiều thắc mắc. Tất cả cũng chỉ để chăm sóc tốt nhất cho con yêu, những thiên thần nhỏ của mình. Việc làm sạch miệng, rơ lưỡi cho trẻ bú ngoan, ngủ giỏi cũng là vấn đề quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm.
Vì sao nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
Khoang miệng, đặc biệt là bộ phận lưỡi của trẻ sơ sinh chứa rất nhiều vi sinh vật khi bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức. Nếu trong một thời gian dài mà trẻ sơ sinh không được rơ lưỡi, sẽ tạo điều kiện mạnh mẽ cho các vi khuẩn, nấm miệng hình thành và các tưa lưỡi phủ kín, gây khó khăn trong việc cảm nhận hương vị tinh khiết của sữa mẹ khi bé bú. Điều này không những làm cho trẻ xuất hiện tình trạng chán ăn, bỏ bú. Thậm chí còn gây ảnh hưởng tới việc mọc răng ở trẻ sơ sinh sau này.
Việc rơ lưỡi cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Cách rơ lưỡi sạch và an toàn cho trẻ sơ sinh
Ba mẹ hoặc người chăm sóc cần thực hiện theo thứ tự các bước hợp lý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lí 0.9% thường được áp dụng cho các trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi. Ba mẹ tuyệt đối, khi thấy các nấm miệng hoặc có thể là cặn sữa, không được dùng vật cứng nhằm tác động, nạo sạch… điều này sẽ làm trẻ dễ nhiễm trùng hơn nữa thậm chí có thể gây chảy máu. Thay vào đó, ba mẹ nên sử dụng băng gạc vô trùng để vệ sinh lưỡi cho trẻ, cụ thể như sau:
Chuẩn bị:
- Bông gạc vô trùng.
- Nước muối sinh lý 0.9%.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tránh tình trạng nôn, ói khi đang rơ lưỡi xảy ra, nên rơ lưỡi khi các bé đang đói.
- Bước 2: Ba mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay và móng tay trước khi rơ lưỡi cho bé.
- Bước 3: Cuộn bông gạc vô trùng vào ngón tay trỏ và thấm một ít nước muối sinh lý.
- Bước 4: Bế bé vào lòng, sao cho đầu bé hướng cao lên trên.
- Bước 5: Đặt ngón tay nhẹ nhàng lên môi của bé để tách miệng con ra.
- Bước 6: Từ từ dùng ngón trỏ đã cuộn gạc, rơ xung quanh khoang miệng của bé.
- Bước 7: Nên rơ theo thứ tự từ vòm miệng tới phần nướu và cuối cùng là lưỡi nhằm vệ sinh sạch sẽ. Xoay ngón tay nhẹ nhàng vệ sinh hai bên trong má, nướu và lưỡi một cách nhẹ nhàng.
Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ không?
Hẹ là một trong những loại thực vật lành tính, lá của nó thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh trong đó có bệnh nấm và nhiễm khuẩn khoang miệng đặc biệt cho trẻ sơ sinh nếu có. Lá hẹ có chứa các hợp chất tự nhiên rất hiệu nghiệm trong việc diệt vi khuẩn, kháng viêm và chống nấm. Lá hẹ có ít độc tố, lành tính nên không gây biến chứng hay tác dụng phụ khi dùng.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết sử dụng lá hẹ đúng cách. Quy trình chế biến nước lá hẹ như sau:
- Rửa sạch lá hẹ vườn.
- Đun lá hẹ đến khi sôi rồi lấy phần rau giã nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt qua ray sạch.
- Đợi nguội hẳn và rơ lưỡi trẻ tương tự như với nước muối sinh lý.
Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong không?
Mật ong có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ nhưng đồng thời trong mật ong cũng chứa rất nhiều độc tố từ vi khuẩn có thể làm nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây ra chứng liệt cơ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đặc biệt rất nhạy cảm với độc tố này thậm chí có khả năng ngộ độc cao, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Do đó, trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không được khuyến khích sử dụng mật ong.
Ngoài ra, với thị trường đa dạng hiện nay, có rất nhiều mật ong pha tạp hợp chất và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, gia đình không nên sử dụng mật ong nhằm mục đích rơ lưỡi cho trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Rơ lưỡi là việc mà ba mẹ hoặc người chăm sóc nên đặc biệt quan tâm nhằm chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé tốt nhất. Việc rơ lưỡi bao nhiêu lần mỗi ngày tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể khác nhau như sau:
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức
Trẻ bú sữa công thức, ba mẹ nên rơ lưỡi cho bé nhiều hơn so với bú sữa mẹ trực tiếp. Sữa công thức rất dễ đóng cặn, nếu không được chăm sóc rất dễ dẫn đến viêm lưỡi, tưa lưỡi, viêm họng và làm cho bé lười bú hơn do mất cảm giá ngon miệng, chán bú. Ba mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bú sữa công thức sau 2 tiếng khi bú, rơ lưỡi 2 lần mỗi ngày. Nên tránh thực hiện rơ lưỡi sau khi trẻ bú no, dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Khi trẻ bú sữa mẹ thì lưỡi bé tiếp xúc trực tiếp với núm vú mẹ. Lúc này sữa sẽ không bị đóng cặn nhiều. Ba mẹ chỉ cần thực hiện rơ lưỡi 1 lần mỗi ngày nhằm vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, nướu và lưỡi của trẻ.
Hy vọng thông qua bài viết này, ba mẹ và người chăm sóc sẽ có thêm kiến thức trong việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn, bắt đầu mọc răng, ba mẹ nên cho bé đánh răng thường xuyên, vừa chăm sóc răng miệng vừa hình thành nên thói quen tốt.
Câu hỏi thường gặp
1. Rơ lưỡi cho bé có an toàn không?
Rơ lưỡi cho bé là quá trình vệ sinh miệng của bé, và khi thực hiện đúng cách, nó là hoàn toàn an toàn. Ba mẹ cần nhớ vệ sinh tay trước khi rơ lưỡi và sử dụng bông gạc hoặc băng gạc vô trùng để rơ lưỡi. Tránh sử dụng vật cứng nhằm tác động vào miệng bé.
2. Khi nào nên rơ lưỡi cho bé?
Nên rơ lưỡi cho bé sau mỗi bữa ăn và đặc biệt là trước khi bé đi ngủ. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất thức ăn dư thừa và vi khuẩn trong miệng bé và giữ cho miệng của bé sạch sẽ.
3. Có cần sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé?
Có, nước muối sinh lý 0.9% là lựa chọn tốt nhất để rơ lưỡi cho bé. Nước muối này không gây kích ứng cho da mỏng manh của bé và giúp làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn.
4. Trẻ sơ sinh cần rơ lưỡi mấy lần mỗi ngày?
Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ 2-3 lần mỗi ngày. Đặc biệt khi bé bú sữa công thức, cần rơ lưỡi thường xuyên hơn để ngăn ngừa viêm lưỡi và tưa lưỡi.
5. Tại sao không nên rơ lưỡi cho bé bằng mật ong?
Mật ong có thể chứa các vi khuẩn và độc tố có thể gây hại cho sức khỏe của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, không nên sử dụng mật ong để làm sạch miệng của bé.
Nguồn: Tổng hợp
