Sa trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
Sa trực tràng là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 1-3 và ở người lớn từ 50 tuổi trở lên. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu khái niệm sa trực tràng, nguyên nhân sa trực tràng và chẩn đoán sa trực tràng bằng cách nào?
Định nghĩa sa trực tràng
Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi lưu trữ phân trước khi thải ra ngoài.
Sa trực tràng là tình trạng bệnh lý: một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn, đây là thuật ngữ chung để gọi tất cả các loại sa. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều mức độ tiến triển khác nhau nên dẫn đến cách điều trị cũng khác nhau
Có ba loại sa trực tràng:
- Sa bên ngoài: Độ dày toàn bộ của thành trực tràng sa ra hết ngoài hậu môn. Trường hợp này là loại sa trực tràng phổ biến nhất.
- Sa niêm mạc: Một phần của niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn.
- Sa bên trong: Trực tràng đã bắt đầu sa xuống nhưng vẫn chưa sa ra ngoài hậu môn.
Bệnh sa trực tràng không quá nguy hiểm và hiếm khi gây biến chứng nặng nề đối với người lớn. Tuy nhiên sa trực tràng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bệnh sa trực tràng có thể được điều trị bằng các loại thuốc làm mềm phân.
Bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều trị sa trực tràng.
Nguyên nhân gây ra trực tràng
Bệnh sa trực tràng có nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều mức độ tiến triển khác nhau:
- Sàn chậu bị suy yếu: Nếu các nhóm cơ này bị yếu đi, mất khả năng liên kết chặt chẽ với nhau khi mang thai, sinh nở hoặc lão hóa do tuổi già sẽ làm trực tràng bị trượt ra ngoài.
- Chấn thương trước đó ở vùng hậu môn hoặc hông, nữ giới sẽ chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính: khi táo bón việc rặn liên tục, kéo dài làm gia tăng áp lực lên nhóm sàn chậu và cơ thắt hậu môn dẫn đến dễ sa trực tràng hơn.
- Sa trực tràng bẩm sinh: sa trực tràng ở trẻ ngay từ khi sinh ra do khả năng co cơ của trẻ còn yếu (thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi). Trong trường hợp này, khối sa trực tràng có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
- Những nguyên nhân khác dẫn đến sa trực tràng như: biến chứng sinh con qua đường âm đạo, bệnh nhân chấn thương tủy sống, sau phẫu thuật vùng chậu hoặc tai biến mạch máu não có liệt, bệnh tủy sống hoặc cắt đoạn tủy sống, thoát vị đĩa đệm, thường xuyên khuân vác nặng…
Chẩn đoán sa trực tràng
Để chẩn đoán và xác định mức độ của bệnh sa trực tràng, bác sĩ sẽ vận dụng các kỹ năng thăm khám với kết quả cận lâm sàng bổ trợ phù hợp nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất.
- Thăm khám lâm sàng:
- Bác sĩ khai thác tiền sử bệnh về phẫu thuật, can thiệp vùng chậu, số lần sinh nở
- Bác sĩ khai thác các yếu tố nguy cơ khác như: bệnh lý tiêu chảy, táo bón, viêm đại tràng, công việc hàng ngày có mang vác nặng không…
Bác sĩ quan sát và thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay.
- Thực hiện các xét nghiệm:
- Nội soi đại tràng: dùng ống nội soi mềm cho phép bác sĩ có thể dễ dàng quan sát bên trong lòng đại tràng của bệnh nhân
- Chụp X-quang : bác sĩ sẽ quan sát được trực tràng và ống hậu môn
- Xét nghiệm máu: nhằm đánh giá mức độ thiếu máu hoặc nhiễm trùng ở bệnh nhân sa trực tràng có chảy máu tại hậu môn
- Siêu âm nội mạc: là một phương pháp dùng để thăm khám không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh tần số cao từ 3.5 – 17 Mhz để phác họa nên cấu trúc của đại tràng.
- Nội soi trực tràng sigma: bác sĩ dùng một ống nội soi mềm từ hậu môn đi ngược lên đến đại tràng sigma
- MRI: chụp cộng hưởng từ phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả, mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác tình hình bệnh sa trực tràng.
- Các xét nghiệm khác: đo áp lực hậu môn, đo điện cơ hậu môn, kiểm tra độ trễ của động cơ đầu cuối dây thần kinh lưng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.