Sốt phát ban có lây không?
Sốt phát ban thường có hai dạng là sốt ban đỏ và sốt ban đào. Cả hai đều có những triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh tương tự nhau. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiện của bệnh để phát hiện và điều trị sớm hiệu quả cho con, dưới đây là một vài thông tin về sốt phát ban các bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân gây sốt phát ban
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm virus phổ biến là:
- Sởi
Virus sởi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây sốt và sẽ giảm dần khi vết ban xuất hiện. Những nốt ban đỏ gây ra bởi virus sởi có dạng sần, màu đỏ. Ban đầu, các nốt ban xuất hiện ở tai rồi lan rộng khắp mặt và xuống phần dưới của cơ thể. Trẻ em bị mắc bệnh này do virus sởi còn xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, nước mũi, ho khan,… Sau khi những nốt ban biến mất, vùng da xuất hiện ban sẽ bị thâm.
- Rubella
Virus Rubella tấn công cơ thể cũng gây bệnh sốt phát ban. Cơn sốt do chủng virus này gây ra thường sẽ kéo dài trong 3 ngày, các vết ban xuất hiện từ mặt và lan rộng xuống chân. Nốt ban do virus Rubella gây ra thường có màu nhạt nên được gọi là ban đào và phân bố dày đặc trên da. Ngoài những triệu chứng như sốt, nổi ban, trẻ em bị sốt có thể có thể gặp những biểu hiện khác như sưng hạch tai, hạch cổ, đau cơ, đau khớp,…
- Virus herpes 6, 7
Sốt phát ban còn do 2 chủng virus Herpes 6 và 7 gây ra. Những loại virus này lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc thông thường. Trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ hay đến trường rất dễ bị 2 chủng virus này tấn công.
- Từ bọ chét, chấy, rận,…
Ngoài những nguyên nhân nói trên, sốt phát ban còn do nhiễm ký sinh trùng từ bọ chét, chấy, rận,… sống ký sinh ở các vật nuôi trong nhà. Vết cắn của các loại côn trùng này gây ngứa, kích thích gãi nhiều và gây ra các vết thương hở. Vi khuẩn tấn công vào các vết thương, di chuyển vào máu và gây bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng bị sốt dù không có vết thương hở.
Các con đường lây bệnh sốt phát ban
Với nguyên nhân chủ yếu là do virus thì đường truyền của bệnh sốt phát ban thường do những tiếp xúc trực tiếp của người lành và người mang bệnh. Những tiếp xúc đó thường là dịch tiết, bọt khí của cơ thể người sốt phát ban thông qua hoạt động ho, hắt xì hoặc giao tiếp mà truyền qua người đang khỏe mạnh.
Sốt phát ban có thể lây qua giao tiếp
Mức độ nguy hiểm của bệnh sốt phát ban
Bệnh sốt phát ban không quá nguy hiểm nhưng chúng ta cần phát hiện và biết cách điều trị chăm sóc, đặc biệt là đối với trẻ bị sốt phát ban.
Sốt phát ban thông thường sẽ không nguy hiểm cho bé nhưng sốt phát ban do virus Rubella, sởi thì vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nặng nề đến hô hấp, thần kinh, tim mạch.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Sốt phát ban ở trẻ em cần được theo dõi
Cách phòng tránh bệnh sốt phát ban
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất chính là tiêm phòng vắc-xin. Sởi có thể tiêm ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi. Hiện tại đã có vắc-xin 3 trong 1 gồm Sởi – Quai bị – Rubella (MMR). Vì vậy phụ huynh cần tiêm đúng và đủ liều theo lịch tiêm.
Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc với môi trường dễ gây bệnh, cách ly với trẻ, người lớn bị mắc bệnh sốt phát ban, sởi,… Ngược lại, khi trẻ mắc bệnh thì các bậc phụ huynh cũng cần cách ly trẻ với những người xung quanh để tránh gây bệnh cho người khác. Khi trẻ mắc bệnh trong độ tuổi đến trường thì cần thông báo cho giáo viên để các cô chủ động có biện pháp phòng tránh.
Hi vọng với những chia sẻ thêm có thể giúp các bạn hiểu hơn về bệnh sốt phát ban và cách phòng tránh bệnh sốt phát ban.