Sốt phát ban do virus: Nguyên nhân và biểu hiện
Sốt phát ban (hay còn gọi là Typhus) là bệnh lý thường gặp ở người lớn và trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Pharmacity sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về sốt phát ban do virus và những thông tin liên quan nhé.
Triệu chứng của sốt phát ban do virus
Sốt phát ban là một bệnh lý được gây ra bởi virus, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi vì trẻ trong độ tuổi này có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công. Các chủng virus gây sốt phát ban ở trẻ em có thể lây lan nhanh chóng giữa người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể, tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh hay giọt bắn chứa virus gây bệnh khi người bệnh hắt hơi, ho, sổ mũi. Ngoài ra, người lớn khi nhiễm virus sốt phát ban thường có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Lúc này, họ tiếp xúc với trẻ vô tình lây nhiễm virus gây bệnh cho trẻ khiến trẻ bị sốt phát ban.
Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn thường nhẹ hơn ở trẻ nhỏ. Thời gian ủ bệnh lâu, khoảng 2 tuần trước khi xuất hiện các triệu chứng dễ nhìn thấy nên khả năng lây lan rất nhanh. Bệnh thường bị nhầm lẫn với những bệnh khác như: sởi, sốt xuất huyết, sốt virus,… Khi bị sốt phát ban, triệu chứng thường gặp là:
- Sốt: Sốt từ nhẹ (37.5 độ C – 38.5 độ C) đến sốt cao trên 39 độ C, thời gian sốt có thể diễn ra từ 3 – 5 ngày
- Phát ban: Các nốt phát ban sẽ xuất hiện sau khi sốt cao. Nốt ban có màu đỏ hoặc màu hồng và mọc li ti theo từng cụm ở ngực, lưng, bụng và khắp cơ thể. Các nốt ban thường không gây ngứa và biến mất sau vài ngày nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách
- Sưng hạch: Đây là hiện tượng dễ xảy ra với sốt phát ban ở người lớn khi thấy hạch nổi hoặc sưng ở quai hàm, cổ. Bởi hệ miễn dịch đang phản ứng lại với tác nhân gây bệnh
- Một số triệu chứng khác đi kèm: Ngoài những triệu chứng nói trên, bệnh còn đi kèm với một số triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, sổ mũi, sưng mắt, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy,…Các triệu chứng có thể chuyển thành nặng nếu kéo dài liên tục và không được điều trị đúng hướng.
Hình ảnh mô tả triệu chứng sốt phát ban ở người lớn
Nguyên nhân gây ra sốt phát ban do virus
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh sốt phát ban là do lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7. Loại virus này có khả năng lây từ người sang người, thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh trước đó, hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người bệnh. Điều này sẽ làm lây nhiễm virus gây bệnh sốt phát ban. Đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu, không có khả năng đối kháng với tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây ra bệnh sốt phát ban:
- Virus sởi: Sau khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, trẻ sẽ bắt đầu sốt, cơn sốt này sẽ bắt đầu giảm nhẹ khi có sự xuất hiện của các vết ban. Những nốt ban đỏ do virus sởi gây ra có dạng sần, xuất hiện ban đầu ở tai sau đó lan rộng lên mặt và xuống phần dưới của cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt phát ban còn có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm như đỏ mắt, chảy nước mắt thường xuyên, ho, chảy nước mũi,… Sau khi những nốt ban này bay đi, vùng da xuất hiện vết ban trước đó sẽ bị thâm, nhìn giống như vằn hổ trên người trẻ
- Virus rubella: Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt phát ban do sự tấn công của virus Rubella. Thông thường, cơn sốt do sự xâm nhập của chủng virus này sẽ kéo dài trong 3 ngày, sau đó các vết ban bắt đầu xuất hiện từ mặt rồi lan rộng xuống dưới chân. Những nốt ban này thường có màu nhạt và phân bố dày đặc hơn các loại ban khác nên còn được gọi là sốt ban đào. Bên cạnh sốt và phát ban, trẻ còn có các biểu hiện khác như sưng hạch tai, hạch cổ, đau khớp, đau cơ,…
- Bọ chét, chấy, rận,…: Bên cạnh các tác nhân gây bệnh kể trên, trẻ có thể bị sốt phát ban do bị nhiễm khuẩn từ vết cắn của các loại côn trùng nhỏ như bọ chét, chấy, rận,… Những loại côn trùng này thường ký sinh trên chó, mèo và các loại vật nuôi trong nhà hay ở những nơi không đảm bảo vệ sinh. Vết cắn của côn trùng khiến trẻ bị ngứa, vì vậy, trẻ có xu hướng gãi nhiều ở khu vực này, tạo ra nhiều vết thương hở trên bề mặt da. Điều này có thể khiến vi khuẩn gây sốt phát ban di chuyển vào máu. Một số trường hợp, trẻ có thể bị bệnh ngay cả khi không gãi
Các đối tượng dễ mắc bệnh sốt phát ban do virus
Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ vô cùng phổ biến ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi nhưng đôi khi vấn xảy ra ở người lớn. Phần lớn trẻ sốt phát ban khi đi nhà trẻ do lây nhiễm từ cộng đồng
Trẻ nhỏ đi mẫu giáo là đối tượng dễ nhiễm virus nhất vì bản thân hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Hơn nữa, lớp học chính là môi trường làm tăng nguy cơ lây lan virus từ trẻ này sang trở khác mà phần lớn các trường hợp mắc bệnh nằm ở trẻ từ 6- 15 tháng tuổi
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh sốt phát ban do virus
Trên đây là một số thông tin về bệnh học, nguyên nhân, triệu chứng liên quan đến bệnh sốt phát ban do virus. Hy vọng, với những thông tin này quý bạn đọc sẽ có thêm thông tin để dễ dàng nhận biết và có phương pháp điều trị sớm nhất ngay khi phát hiện ra.