Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi và cách chăm sóc bé yêu khỏe mạnh
Trẻ 3 tháng tuổi có những sự phát triển đáng kể về mặt cảm xúc, nhận thức cũng như là thể chất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi để chăm sóc bé một cách tốt nhất.
Trẻ 3 tháng tuổi tăng trưởng như thế nào?
Trong 3 tháng đầu tiên sau khi sinh, bé thường có sự phát triển đáng kể về cân nặng và chiều cao. Trong giai đoạn này, bé thường tăng cân mạnh mẽ, thậm chí gấp đôi so với lúc mới sinh.
Cân nặng trung bình của bé trai và bé gái 3 tháng tuổi là:
- Bé trai: từ 6kg đến 6,5 kg.
- Bé gái: từ 5,5kg đến 5,8 kg.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng tăng trưởng và sự phát triển của con mình một cách chính xác nhất, việc tham vấn bác sĩ chuyên gia là rất quan trọng. Đặc biệt, bé sẽ tiếp tục phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Trẻ 3 tháng tuổi có sự tăng trưởng đáng kể về cân nặng
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Các cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Khi được 3 tháng tuổi, trẻ sẽ có sự thay đổi nhanh chóng khiến ba mẹ bất ngờ. Dưới đây là các cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi theo từng thời điểm.
Trẻ 12 tuần tuổi
Ở tuổi 3 tháng, bé vẫn còn ngủ nhiều và giờ giấc ngủ của bé đang dần được hình thành. Đồng thời, thị giác của bé cũng đã phối hợp tốt hơn và khả năng nhận thức của bé cũng đã được cải thiện. Trẻ cũng có thể nghe và có phản ứng với giọng nói của người khác.
Trẻ 13 tuần tuổi
Trẻ ở giai đoạn này đã có tầm nhìn được cải thiện và bé có thể nhìn được xa hơn. Con có thể cảm nhận màu sắc và theo dõi các vật chuyển động ở khoảng cách khoảng 7 mét.
Bé cũng đã có khả năng quay đầu về phía phát ra âm thanh, đồng thời bắt đầu phản ứng với các âm thanh xung quanh một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ở tuần thứ 13, bé sẽ học cách sử dụng tay để kéo và nắm.
Bé có thể nắm bất kỳ vật thể nào ở gần, bao gồm cả tóc và quần áo của bạn. Kỹ năng vận động và phối hợp giữa tay và mắt của bé sẽ được cải thiện trong thời gian này.
Trẻ 14 tuần tuổi
Trong giai đoạn này, bé có thể phân biệt được màu sắc và các màu đậm. Bé bắt đầu phản ứng tích cực hơn với những người bé tiếp xúc thường xuyên và có thể có phản ứng tích cực hơn khi nghe giọng nói quen thuộc.
Lúc này bé có thể cười nhiều hơn khi nhìn thấy hình ảnh của em bé trong cuốn sách và thích nhìn chăm chú vào gương khi được cho soi. Mặc dù bé có thể chưa hiểu rằng hình ảnh trong gương là chính mình.
Trẻ 15 tuần tuổi
Vào khoảng 15 tháng tuổi, bé đã có sự thay đổi vượt bậc trong khả năng vận động, đó chính là bé biết lật. Đa số các bé ở giai đoạn này đã biết cách lật, một số thậm chí lật rất thành thạo.
Kỹ năng nắm bắt và kéo các vật thể xung quanh được cải thiện thiện rõ rệt. Bé có thể bắt và giữ chặt các đồ chơi nhỏ hoặc các vật dụng khác và có thể biết khóc khi không thấy mẹ.
Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể biết tự lật
Dinh dưỡng của trẻ 3 tháng tuổi
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong 6 tháng đầu đời. Nếu bé được nuôi bằng sữa công thức, hãy chọn loại sữa phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu dinh dưỡng của bé. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể cho con bú kết hợp giữa sữa mẹ và sữa công thức.
Mỗi ngày bé cần được bú với tần suất từ 6 đến 10 lần mỗi ngày. Thời gian giữa các bữa bổ sung sữa của trẻ 3 tháng tuổi có thể từ 2 đến 4 giờ. Đối với bé bú sữa mẹ, hãy cho bé bú theo nhu cầu của bé.
Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi
Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 14 – 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ban đêm. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 4 đến 5 giờ, vì vậy bạn không nên đánh thức bé dậy nếu bé đang ngủ ngon.
Ban đêm, bé có thể thức dậy 1 – 2 lần để bú rồi sau đó sẽ ngủ lại. Vì vậy, khi bé thức dậy, bạn nên tránh mở đèn quá sáng hoặc tạo ra những âm thanh ồn ào để bé dễ dàng ngủ lại.
Các phương pháp chăm sóc bé yêu khỏe mạnh
Để tạo điều kiện cho sự phát triển tốt nhất của con yêu, ba mẹ cần áp dụng theo một số phương pháp chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi sau đây.
Thường xuyên trò chuyện với con
Tạo cơ hội kích thích kỹ năng giao tiếp hàng ngày cho bé bằng cách tương tác với trẻ thường xuyên thông qua âm thanh như các bài nhạc, trò chuyện với bé bằng cách gọi tên bé hoặc lặp lại các từ đơn giản.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể chơi những trò chơi vui nhộn cùng bé bằng cách tạo ra các biểu cảm và cử động thú vị để khiến bé cười, chơi trò “ú oà”, vỗ tay hay múa hát.
Cho bé tiếp xúc với đồ chơi
Khi chơi với đồ chơi, bạn có thể đặt bé ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp và cho bé cầm các đồ chơi mà bạn cầm. Hãy cho bé chơi các đồ chơi với nhiều loại hình dạng, màu sắc và kích thước để bé có thể dễ dàng cầm hoặc nắm.
Cho trẻ 3 tháng tuổi nằm sấp
Để khuyến khích bé phát triển kỹ năng vận động và giao tiếp, hãy đặt bé ở tư thế nằm sấp và đặt một số đồ chơi trước mặt bé. Bạn có thể nằm trước mặt bé để khuyến khích bé đưa tay ra và chạm vào bạn.
Đây là một cách hỗ trợ trẻ 3 tháng tuổi hiệu quả để giúp tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa bạn và bé mà còn giúp tăng cường sức mạnh cho phần trên cơ thể của bé 3 tháng tuổi.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe và phát triển của bé, đặc biệt là trong độ tuổi 3 tháng. Sữa mẹ không chỉ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng mà còn cung cấp kháng thể và các yếu tố bảo vệ khác cho bé.
Trong giai đoạn này, hãy ưu tiên cho bé sử dụng sữa mẹ và tránh sử dụng thực phẩm rắn, thậm chí là sữa bò hay nước trái cây.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ 3 tháng tuổi
Đảm bảo an toàn cho con
Bạn cần cẩn thận với mọi vật dụng bé có thể nắm được và đưa vào miệng, vì điều này có thể gây nguy hiểm cho bé. Hãy đảm bảo rằng chỗ nằm của bé được đặt cách xa các đồ vật nhỏ, đồ nhọn, thuốc men hoặc các món đồ có thể gây nguy hiểm cho bé.
Trong giai đoạn này bé đã biết lật, do đó bạn cần nên theo dõi trẻ thường xuyên, nhất là khi bé nằm ở vị trí trên cao. Khi bé tập lật, bạn cũng có thể hỗ trợ trẻ bằng cách cho trẻ nằm sấp và tương tác với trẻ.
Thấu hiểu nhu cầu của trẻ 3 tháng tuổi
Khi mẹ có khả năng phân biệt được tiếng khóc của bé, từ tiếng khóc đòi bú, tiếng khóc buồn chán, đến tiếng khóc yêu cầu được ẵm bế hay tiếng khóc vì khó chịu, việc này sẽ giúp mẹ có thể đáp ứng đúng nhu cầu của bé.
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách chăm sóc, dinh dưỡng và tốc độ phát triển của từng bé. Để đảm bảo cho con phát triển tốt nhất có thể, ba mẹ cần đồng hành và chăm sóc con đúng cách trong hành trình khôn lớn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.