Sữa mẹ vắt ra có mất kháng thể không?
Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ. Với thời công nghệ hiện đại, mẹ bỉm có thể vắt sữa và lưu trữ sữa trong một thời gian dài mà không lo sữa bị thừa không sử dụng kịp. Tuy vậy, một số mẹ bỉm vẫn còn e ngại với cách làm này và đặt ra câu hỏi liệu sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không?
Sữa mẹ sau khi vắt để được bao lâu?
Từ lâu chúng ta đã biết sữa mẹ là nguồn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng nhất cho trẻ. Đó cũng chính là bước đệm giúp bé phát triển cả trí tuệ và tinh thần. Sữa mẹ chứa một lượng đường tương đối bao gồm cả đường đơn và đường đôi. Lượng chất này giúp trẻ dễ hấp thu, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tuy nhiên cũng dễ lên men và nhanh chóng bị biến đổi bên ngoài môi trường.
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra sẽ có ảnh hưởng đến lượng kháng thể còn lại trong sữa. Dưới đây là thời gian lưu trữ sữa mẹ hợp lý:
- Nếu ở nhiệt độ bình thường giao động từ 25 – 30 độ C, sữa mẹ có thể giữ được khoảng 6 – 8 tiếng.
- Ở nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 độ C, mẹ có thể bảo quản sữa khoảng từ 3 – 5 ngày.
- Ở nhiệt độ ngăn đông chuyên biệt
Lưu ý: Trước khi cho trẻ bú sữa mẹ đã qua thời gian lưu trữ, mẹ nên làm ấm sữa. Không nên đun sôi hay quay lò vi sóng vì có thể làm mất hết những chất có trong sữa trong môi trường nhiệt độ cao.
Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không?
Câu trả lời là không. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản sữa sau khi vắt, các giá trị dinh dưỡng khác trong sữa có thể bị mất đi. Chính vì vậy, mẹ cần chú trọng vào việc bảo quản sữa sau khi vắt để đảm bảo chất lượng sữa cho bé. Theo các chuyên gia, sữa mẹ khi vắt ra và bảo quản đúng cách vẫn đảm bảo hàm lượng protein, chất béo và kháng thể cho bé.
Sữa mẹ sau khi vắt nên được để vào những túi trữ sữa chuyên dụng, không nên sử dụng túi ni lông đựng thực phẩm. Vệ sinh dụng cụ vắt sữa sạch sẽ dù là vắt bằng tay hay bằng máy. Mẹ cần làm lạnh ngay sữa vừa vắt ra và không trộn lẫn sữa mới vắt với sữa đã đông. Nên ghi chú rõ ngày tháng năm vắt để đảm bảo thời gian sử dụng sữa cho bé.
Cách rã đông và sử dụng sữa mẹ sau khi vắt
Để rã đông sữa mẹ, nếu sữa ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần để ra ngoài để sữa nguội về nhiệt độ phòng, sau đó làm ấm là có thể sử dụng ngay. Ngược lại, nếu sữa ở trạng thái đông đá, trước khi sử dụng mẹ nên để ở ngăn mát tủ lạnh để rã đông. Sau đó, cho ra ngoài hâm nóng ở nhiệt độ 40 độ C. Mẹ nên sử dụng các loại máy hâm sữa chuyên dụng để đảm bảo lượng nhiệt mẹ nhé!
Sau khi hoàn thành các bước vắt sữa, mẹ nên cho bé sử dụng sữa ngay hoặc có thể để bên ngoài 1 vài giờ. Lưu ý, lúc này mẹ nên bảo quản sữa trong những lọ sạch. Nếu trường hợp sữa bị tách lớp mẹ chỉ cần lắc nhẹ bình để trộn đều các lớp là bé có thể sử dụng. Đồng thời, nếu lượng sữa bé đang uống bị thừa lại, mẹ nên đổ bỏ, để tránh vi khuẩn từ miệng bé xâm nhập vào sữa.
Đó là những thông tin từ chuyên gia để giải đáp câu hỏi sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không. Quan trọng nhất là bảo quản sữa mẹ đúng cách để đảm bảo lượng dinh dưỡng trong sữa vẫn được giữ nguyên cho bé yêu của mẹ.
Các câu hỏi thường gặp
- Sữa mẹ vắt ra có mất kháng thể không?
Không, sữa mẹ vắt ra không bị mất kháng thể. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa sau khi vắt có thể ảnh hưởng đến lượng kháng thể còn lại. - Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt?
Sữa mẹ sau khi vắt nên được đựng trong túi trữ sữa chuyên dụng và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. - Bao lâu sữa mẹ vắt ra có thể được bảo quản?
Thời gian lưu trữ sữa mẹ phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản, thông thường là từ 6 – 8 tiếng ở nhiệt độ phòng, 3 – 5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh và 6 tháng trong ngăn đông chuyên biệt. - Cách rã đông và sử dụng sữa mẹ sau khi vắt?
Sữa mẹ được rã đông và sử dụng bằng cách để ở nhiệt độ phòng hoặc hâm nóng ở nhiệt độ thích hợp trước khi cho bé sử dụng. - Có cần lưu ý gì khi bảo quản sữa mẹ đã vắt?
Mẹ cần làm sạch dụng cụ vắt sữa, không trộn sữa mới với sữa đã đông và ghi chú rõ ngày tháng năm vắt để đảm bảo thời gian sử dụng cho bé.
Nguồn: Tổng hợp
