Sưng amidan: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị!
Sưng amidan là một bệnh lý viêm nhiễm thường gặp ở trẻ em và khiến người bệnh bị đau họng, khó chịu hay thậm chí là khó thở. Mặc dù tình trạng amidan sưng to khá dễ điều trị, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để giải đáp các câu hỏi trên cũng như hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây sưng amidan
Nguyên nhân chính khiến amidan sưng thường là do sự tấn công của các loại virus, bao gồm:
- Adenovirus: Đây là virus gây nên tình trạng cảm lạnh, viêm họng cùng với viêm phế quản.
- Virus Epstein-Barr (EBV): Chúng sẽ gây nên bệnh bạch cầu đơn nhân, thường lây qua nước bọt của những người nhiễm bệnh.
- Virus Herpes simplex 1 (HSV-1): Hay còn được gọi là virus herpes miệng, khiến vùng miệng bị loét, xuất hiện mụn nước ở amidan.
- Cytomegalovirus (CMV, HHV 05): Đây là loại virus xuất hiện ở người có hệ thống miễn dịch kém và các chị em mang thai.
- Virus sởi (rubella): Làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, lây lan nhanh bằng đường nước bọt và dịch nhầy của người bị nhiễm.
- Vi khuẩn streptococcus pyogenes (streptococcus nhóm A): Là vi khuẩn khiến người bệnh bị viêm họng liên cầu khuẩn.
Triệu chứng kèm với sưng amidan phổ biến
Bên cạnh tình trạng sưng amidan 1 bên, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác, như:
- Đau rát cổ họng khó chịu.
- Amidan bị nổi những đốm trắng hay xuất hiện lớp phủ màu vàng.
- Cảm giác đau hai bên cổ.
- Khó nuốt thức ăn.
- Bị sốt, đau đầu kèm theo mệt mỏi.
- Hôi miệng.
Bị sưng amidan 1 bên nhưng không sốt
Amidan sưng kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề, trong đó có ung thư vòm họng. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng sưng amidan 1 bên nhưng không sốt cũng có thể do dị ứng, sâu răng hoặc viêm nha chu. Vì thế, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn đúng cách.
Amidan sưng to nhưng không gây đau
Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở nhưng không cảm thấy đau họng, hãy chủ động thăm khám tại cơ sở y tế. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư amidan, đặc biệt khi triệu chứng kéo dài. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng làm amidan sưng nhưng không gây đau như chảy dịch mũi sau, bị dị ứng theo mùa, trào ngược dạ dày thực quản, hay trẻ em có hình dạng vòm miệng bất thường,…
Bên cạnh đó, đặc biệt ở trẻ em thường có kích thước amidan khác nhau. Vì vậy, việc cảm thấy bản thân có amidan lớn hơn bình thường nhưng không đau hoặc không có triệu chứng khác kèm theo, thì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên đi thăm khám sớm nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nếu có.
Người bệnh bị sưng amidan 1 bên
Tình trạng sưng amidan 1 bên cũng có thể là dấu hiệu của ung thư amidan hoặc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn là chảy dịch mũi sau, áp xe răng hoặc việc nói quá nhiều gây tổn thương dây thanh quản. Đặc biệt, đối với trường hợp amidan sưng to không thuyên giảm mặc dù đã uống kháng sinh thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Ngoài ra, hãy tham khảo thêm các triệu chứng của ung thư amidan dưới đây, gồm:
- Bị chảy máu miệng.
- Khó nuốt thức ăn.
- Người bệnh cảm giác như có gì đó ở sâu phía trong cổ họng.
- Giọng nói bị thay đổi.
- Đau họng kéo dài, khàn tiếng hay đau một bên tai.
Cách chẩn đoán tình trạng sưng amidan
Để chẩn đoán tình trạng sưng amidan 1 bên nhưng không sốt, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm ở vùng tai, mũi, họng và miệng. Chi tiết:
- Bước 1: Xét nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.
- Bước 2: Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể mắc bệnh này thì bác sĩ sẽ thực hiện tiếp xét nghiệm kháng nguyên nhằm xác định vi khuẩn strep có tồn tại trong cơ thể hay không.
- Bước 3: Sau đó, nếu kết quả âm tính, bác sĩ tiếp tục thực hiện cấy trùng cổ họng hoặc xét nghiệm công thức máu nhằm biết được nguyên nhân gây sưng amidan là do vi khuẩn hay virus.
- Bước 4: Trường hợp bệnh do bạch cầu đơn nhân gây nên, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để tìm kiếm kháng thể heterophil khiến bạch cầu đơn nhân bị nhiễm trùng. Khi tình trạng bệnh kéo dài, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kháng thể EBV bằng cách kiểm tra lá lách để xem xét biến chứng của bạch cầu đơn nhân.
Cách điều trị sưng amidan
Thật ra, việc sưng amidan 1 bên tái đi tái lại nhiều lần và các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh phải dùng kháng sinh nếu amidan sưng do nhiễm khuẩn liên cầu. Bởi vì nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể gặp các biến chứng như:
- Viêm tai giữa.
- Sốt thấp khớp.
- Bệnh viêm phổi.
- Bệnh viêm màng não nguy hiểm.
Các cách tự khắc phục sưng amidan tại nhà
Các biện pháp khắc phục amidan sưng tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng và làm giảm sự khó chịu, gồm:
- Dành thời gian nghỉ ngơi.
- Luôn uống nhiều nước hay nước ép trái cây.
- Dùng trà ấm cùng mật ong, súp gà trong hay nước dùng.
- Súc miệng với nước muối ấm từ 3 – 5 lần/ngày.
- Dùng viên ngậm hay thuốc xịt họng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ấm không khí hơn.
- Kết hợp dùng thuốc giảm đau không kê toa nhằm giảm đau hoặc hạ sốt.
Cách phòng ngừa tình trạng sưng amidan
Virus và vi khuẩn chính là thủ phạm khiến amidan sưng to. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy:
- Hạn chế tiếp xúc hay gần gũi với những người đang bị bệnh.
- Rửa tay thường xuyên.
- Tránh đưa tay lên khu vực mắt, miệng và mũi.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân, như son môi, bát đĩa, ly,…
- Khi bị bệnh, hãy thay bàn chải đánh răng sau khi bệnh đã khỏi.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và hạn chế đến gần nơi có khói thuốc.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và luyện tập thể dục mỗi ngày.
Sưng amidan như thế nào thì cần đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng sưng amidan không thuyên giảm sau một vài ngày, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Thêm vào đó, khi amidan sưng to gây khó chịu, khiến cơ thể bị khó thở, khó ngủ, sốt cao thì bạn cũng cần đến bệnh viện ngay. Không những vậy, trường hợp hai bên amidan có kích thước khác nhau, nhất là một bên lớn hơn bên còn lại, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư amidan.
Hy vọng với những thông tin mà Pharmacity đã chia sẻ phía trên sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về tình trạng sưng amidan, cùng với cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Đừng quên chia sẻ thông tin này đến với gia đình và bạn bè để bảo vệ sức khỏe mỗi người nhé!