Suy gan cấp ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần lưu ý
Suy gan cấp ở trẻ em là một tình trạng hiếm gặp nhưng có mức độ khá nghiêm trọng. Các triệu chứng ban đầu thường tương tự như các bệnh thông thường ở trẻ em trong khi tốc độ diễn tiến rất nhanh, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ, gia đình và ngay cả các bác sĩ nhi khoa có thể không nhận ra nó ngay lúc đầu cho đến khi đã diễn tiến nặng nề.
Nguyên nhân bệnh suy gan cấp ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh
- Nhiễm trùng: Herpes simplex, echovirus, adenovirus, viêm gan B, parvovirus
- Thuốc hay độc tố: Acetaminophen là một loại thuốc phổ biến dùng để giảm đau và hạ sốt nhưng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Điều này có thể xảy ra nếu một đứa trẻ được dùng sai liều thuốc hoặc nếu uống quá nhiều nhằm hạ sốt trong một khoảng thời gian ngắn;
- Bệnh lý tim mạch: sốc tim, suy hô hấp, viêm cơ tim;
- Rối loạn chuyển hóa: Galactose, tyrosin, dự trữ sắt, oxy hóa axit béo;
- Rối loạn chức năng miễn dịch: Viêm gan tự miễn, suy giảm miễn dịch, hội chứng tan máu bẩm sinh.
Ở trẻ nhỏ và trẻ lớn
- Nhiễm trùng: Viêm gan do siêu vi A, B và D, virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, herpes, leptospirosis;
- Thuốc hay độc tố: Valproic acid, isoniazid, halothane, acetaminophen, aspirin;
- Bệnh lý tim mạch: viêm cơ tim, sau phẫu thuật tim, bệnh cơ tim, hội chứng Budd-Chiari;
- Rối loạn chuyển hóa: oxy hóa axit béo, hội chứng Reye, bệnh bạch cầu;
- Rối loạn chức năng miễn dịch: viêm gan tự miễn, suy giảm miễn dịch, hội chứng tan máu bẩm sinh.
Nhiễm trùng là một nguyên nhân gây suy gan cấp tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ
Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ bị suy gan cấp nhưng nguyên nhân gây bệnh không thể tìm thấy, tỷ lệ này là khoảng 44%. Con số này sẽ tăng đến 63% ở trẻ em bị suy gan cấp tính dưới 2 tuổi.
Triệu chứng suy gan cấp ở trẻ em
Các triệu chứng của suy gan cấp tính ở trẻ em ban đầu có thể giống như các triệu chứng của nhiễm virus. Tình trạng này bao gồm đau dạ dày, cảm thấy mệt mỏi liên tục, ăn kém và sau đó nhanh chóng tiến triển thành vàng da, vàng mắt, rối loạn tri giác và rối loạn đông máu.
Trong bệnh não gan, chức năng thức tỉnh của não không còn hoạt động như bình thường. Điều này xảy ra khi gan không thể chuyển hóa hoặc loại bỏ các sản phẩm độc hại trong máu ra ngoài. Bệnh não gan xảy ra khi trẻ bị suy gan đột ngột và nặng nề. Trẻ sơ sinh từ lúc sau sinh đến khi được 28 ngày tuổi có thể không có nhiều dấu hiệu bệnh não gan dễ nhận thấy nhưng có thể phát hiện bằng triệu chứng vàng da.
Đối với trẻ nhũ nhi từ trên 28 ngày, trẻ có những biểu hiện như: cáu kỉnh, khóc nhiều, bứt rứt liên tục hoặc có thể li bì, muốn ngủ nhiều hơn vào ban ngày so với ban đêm.
Trẻ lớn hơn có thể luôn có thái độ tức giận, cáu gắt, khó ngủ hoặc luôn cảm thấy buồn ngủ, lừ đừ.
Triệu chứng của hôn mê gan ở trẻ nhỏ là nôn mửa, bú kém
Điều trị suy gan cấp ở trẻ em
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để chọn lựa phương pháp điều trị suy gan cấp phù hợp và hiệu quả nhất cho trẻ. Một số trường hợp có thể được chữa trị bằng thuốc, số khác lại cần ghép gan.
Một số phương pháp điều trị suy gan cấp có thể kể đến như:
Điều trị bằng thuốc
Khi các bệnh nhi phải sử dụng đến thuốc để điều trị nghĩa là nguyên nhân của suy gan cấp là do tình trạng tim mạch hoặc tác dụng phụ của thuốc gây nên. Do vậy, các bậc phụ huynh được bác sĩ khuyến cáo kê đơn thuốc cho các trẻ nhỏ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe gan cho bệnh nhi.
Lối sống lành mạnh, ăn uống khỏe mạnh, sử dụng thuốc theo toa giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt lên cũng là biện pháp tốt để cải thiện tình trạng gan của trẻ.
Điều trị suy gan cấp bằng thuốc
Ghép gan
Như đã đề cập ở trên, ghép gan sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả, tiên tiến nhất đối với các bệnh nhân bị suy gan cấp. Theo nghiên cứu, 40% bệnh nhi bị suy gan cấp cần đến ghép gan để tiếp tục sự sống.
Tuy nhiên, cũng cần dựa vào nhiều yếu tố để bác sĩ có quyết định ghép gan cho trẻ không, ví dụ:
- Nguyên nhân gây bệnh;
- Tỷ lệ thành công cao khi thực hiện cấy ghép;
- Suy đa cơ quan hay bệnh não có thể phục hồi sau khi phẫu thuật.
Điều trị chứng rối loạn đông máu
Điều trị chứng rối loạn đông máu bằng cách truyền plasma tươi 10-15ml/kg/lần khi có xuất huyết trên lâm sàng. Lưu ý có thể gây tăng gánh thể tích. Sử dụng vitamin K1 5-10mg/ngày trong tối đa 3 ngày.
Hỗ trợ chăm sóc và điều trị
Phương pháp này được sử dụng với những trường hợp bệnh nhi có thể tự khỏi khi được điều trị dứt điểm các triệu chứng. Một phần cũng dựa vào tổng trạng bệnh nhi và bệnh lý nền gan nên sẽ tự động hồi phục. Phần lớn các trường hợp này bị suy gan trong be.
Trẻ em nếu chẳng may mắc phải suy gan cấp sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau. Chính vì vậy khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh suy gan cấp, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nhất để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Kết luận
Bệnh suy gan cấp ở trẻ em là một tình trạng nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc đặc biệt từ các bậc phụ huynh. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để có thể đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế khi thấy con mình có những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe gan của trẻ. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của con và dành sự quan tâm cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho các bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng nào, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.