Bệnh suy tim giai đoạn cuối ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống
Suy tim giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất của suy tim. Lúc này các triệu chứng biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường cảm thấy rất mệt mỏi. Các cơ quan trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không nhận được đủ máu. Bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm và nhập viện thường xuyên hơn. Cùng tìm hiểu các biểu hiện và biến chứng của bệnh nhân suy tim ở giai đoạn cuối qua bài biết sau đây.
Nguyên nhân suy tim giai đoạn cuối
Suy tim có thể xảy ra đột ngột hoặc tiến triển dần dần trong thời gian dài. Suy tim độ 4 là hậu quả của suy tim từ độ 1, chuyển sang độ 2, 3 và dần nặng sang độ 4.
Các nguyên nhân gây suy tim độ 4 bao gồm:
- Nguyên nhân nền: Mắc bệnh lý mạch vành; huyết áp cao; bệnh van tim; bệnh lý cơ tim; bệnh tim bẩm sinh; bệnh rối loạn nhịp tim; viêm cơ tim do thuốc, độc chất, tia xạ, virus,…
- Yếu tố khiến bệnh tiến triển nặng: Ăn nhiều muối; rối loạn nhịp tim như cơn rung nhĩ kịch phát; nhiễm khuẩn; thiếu máu; lạm dụng rượu, bia; uống thêm các thuốc giảm đau nhức; không tuân thủ điều trị; có thai.
Ảnh hưởng của suy tim giai đoạn cuối trong sinh hoạt hằng ngày
Suy tim độ 4 là một trong những lý do nhập viện và gây tử vong phổ biến nhất ở người cao tuổi. Triệu chứng cũng là ảnh hưởng của suy tim độ 4 là:
- Khó thở: Khó thở, hụt hơi có thể xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc chỉ vận động nhẹ, mức độ khó thở tăng lên khi nằm. Khó thở cũng là triệu chứng thường khiến người bệnh suy tim độ 4 phải nhập viện vào đêm khuya.
- Ho dai dẳng: Trong giai đoạn cuối, máu bị ứ tại phổi nhiều hơn, gây ra ho mãn tính, có thể kèm theo đờm màu trắng hoặc lẫn bọt hồng (máu).
- Phù: Khả năng bơm và hút máu của tim kém khiến cho máu bị ứ đọng tại các cơ quan; biểu hiện rõ nhất là sưng phù bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, bụng…
- Chán ăn: Hệ tiêu hóa nhận được ít máu hơn sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa…
- Tim đập nhanh: Để đối phó với tình trạng bơm máu kém, tim bắt đầu đập nhanh hơn để tăng số lần co bóp tống máu.
- Lú lẫn: Khi tim hoạt động kém hiệu quả, lưu lượng máu lên não giảm kết hợp với sự thay đổi nồng độ natri trong máu sẽ gây suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, mất phương hướng…
- Lo âu, trầm cảm: Người bệnh suy tim độ 4 thường rơi vào trạng thái tâm lý lo lắng khi sức khỏe ngày một suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.
- Đau: Ngoài đau tim do thiếu máu cục bộ, người bệnh còn bị đau toàn thân do quá tải chất lỏng ứ trệ.
Cách điều trị cho bệnh nhân
Suy tim độ 4 là giai đoạn cuối nên rất khó chữa khỏi, hướng điều trị đó là cải thiện triệu chứng. Tùy vào tình trạng bệnh nhân mà đưa ra những phương pháp điều trị cụ thể, đó là:
Điều trị với thuốc
Các bác sĩ có thể dùng một hoặc là kết hợp nhiều loại thuốc sau đây:
- Thuốc ức chế men chuyển (ACEI): Có tác dụng giãn mạch máu, giảm hậu tải và cải thiện triệu chứng và chức năng tim.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Làm giãn mạch máu, giảm bớt áp lực cho tim, thay thế cho thuốc ức chế men chuyển trong trường hợp không đáp ứng.
- Thuốc chẹn beta: Làm chậm nhịp tim, giúp bơm máu hiệu quả hơn và tiết kiệm công suất co bóp tim, giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tim.
- Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid: Kiểm soát aldosteron ản hưởng đến huyết áp, kiểm soát nồng độ muối và nước trong máu.
- Thuốc lợi tiểu: Giảm bớt dịch ứ đọng trong cơ thể giảm phù nề, thường dùng thuốc lợi tiểu quai ở giai đoạn 4.
- Hạ mỡ máu: Giảm huyết áp và lượng cholesterol cao.
- Thuốc làm loãng máu: Ngăn ngừa cục máu đông có nguy cơ biến chứng.
- Thuốc chứa digoxin: Tăng lực co bóp cơ cho suy tim tâm thu.
Can thiệp phẫu thuật
Với tình trạng trở nặng và thuốc không thể đáp ứng được, quá trình phẫu thuật là cần thiết để giảm thiểu rủi ro. Phương pháp điều trị suy tim độ 4 kéo dài tuổi thọ cho người bệnh:
Đặt máy tái đồng bộ tim
Cho trường hợp tim co bóp không đồng bộ do cấu trúc bị thay đổi, các buồng tim giãn lớn gây dẫn truyền tín hiệu tim không hiệu quả, cần đặt máy tái đồng bộ để không đột tử, giảm suy tim.
Đặt máy khử rung tim (ICD)
Cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim, đập không đều có nguy cơ dừng đột ngột, máy tự động đánh sốc khi thấy nhịp tim bất thường.
Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VADs)
Đây là máy bơm cơ học để giúp bơm máu từ các buồng dưới của tim đến phần còn lại cơ thể. Đây là cách duy trì cho bệnh nhân suy tim độ 4 cần đến chờ khi có cơ hội được ghép tim.
Cấy ghép tim
Khi tất cả những phương pháp điều trị đã thất bại, bác sẽ sẽ thực hiện phẫu thuật thay thế trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về suy tim độ 4 và giải pháp trị bệnh hiệu quả để cải thiện chất lượng sống và tuổi thọ cho người bệnh.
Kết luận
Suy tim giai đoạn cuối là một thử thách lớn đối với cả bệnh nhân và gia đình. Tuy nhiên, với sự quan tâm chăm sóc đúng cách và tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và chia sẻ với người thân về tình trạng sức khỏe của mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về suy tim độ 4 và giải pháp trị bệnh hiệu quả để cải thiện chất lượng sống và tuổi thọ cho người bệnh.