Tại sao bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên? Hướng dẫn cách khắc phục
Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng sức khoẻ của bé khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách xử lý là gì? Cùng Pharmacity tìm hiểu chi tiết về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét qua bài viết sau.
Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên mà bố mẹ cần lưu ý.
Vì sao bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên? Bé bị thiếu chất
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng khi bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin D. Ngoài ra bé còn có những dấu hiệu thiếu chất khác như:
- Ọc sữa.
- Mọc răng chậm.
- Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ.
- Biết lật, trườn chậm.
- Rụng tóc sau gáy (rụng tóc vành khăn, “chiếu liếm”).
Rối loạn giấc ngủ
Nếu trẻ nhỏ ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc đi ngủ quá sớm hay quá muộn, giấc ngủ của bé có thể đang bị rối loạn. Điều này có thể gây khó chịu và khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Ngoài ra, bé cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi, giật mình khi đang ngủ.
Rối loạn giấc ngủ có thể làm bé mệt mỏi và quấy khóc nhiều hơn
Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do vấn đề về thể chất
Nguyên nhân khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do bé cảm thấy khó chịu về thể chất. Khi bé quá mệt mỏi, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone để chống lại chúng và làm bé khó đi vào giấc ngủ hơn. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Bé đói bụng và đòi bú.
- Tã ướt do bé đi nặng hoặc đi nhẹ.
- Tiếng động hoặc âm thanh lớn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
- Bé mệt mỏi do ban ngày chơi đùa, vận động quá nhiều, ngủ không đủ giấc hoặc thức quá lâu.
Bé gặp ác mộng
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn thường là do bé gặp ác mộng hoặc bị hội chứng giấc ngủ kinh hoàng.
- Ác mộng: Xảy ra trong giấc ngủ REM hoặc khi bé có các chuyển động mắt nhanh lúc ngủ. Khi trẻ gặp ác mộng, bố mẹ có thể thấy bé đang ngủ nhưng tự nhiên khóc nức nở.
- Giấc ngủ kinh hoàng: Xảy ra trong giai đoạn ngủ sâu Non-REM. Hội chứng này xuất hiện ở trẻ em từ 4 đến 12 tuổi và thường xảy ra khi bé đang ngủ giữa giấc.
Ác mộng có thể làm trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn
Chu kỳ ngủ thay đổi
Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, chia thành nhiều giấc ngắn. Trong mỗi giấc ngủ, bé trải qua các chu kỳ cố định bao gồm giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và giấc ngủ Non-REM (chuyển động mắt không nhanh).
Giấc ngủ REM của trẻ cũng kéo dài hơn, chiếm khoảng 50% thời gian ngủ. Có 2 trường hợp có thể khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là:
- Bé đang trong giấc ngủ REM: Lúc này, cơ thể và não bộ của bé trải qua nhiều thay đổi. Bạn có thể thấy mắt bé chuyển động nhiều dưới mí mắt, tay hoặc chân cử động nhẹ, giật mình, hoặc khóc trong giấc ngủ.
- Bé đang trong giai đoạn chuyển đổi chu kỳ ngủ: Mỗi chu kỳ ngủ của trẻ thường kéo dài khoảng 40 phút. Lúc này, bé có thể khóc một chút rồi tự ngủ lại hoặc khóc khi vẫn đang nhắm mắt, rồi tiếp tục ngủ mà không hoàn toàn tỉnh giấc.
Bệnh lý khác
Một số bệnh lý có thể khiến trẻ đột nhiên khóc thét lên khi đang ngủ, đặc biệt là vào ban đêm, mà bố mẹ cần lưu ý:
- Bệnh hô hấp: Cảm lạnh hay cảm cúm gây viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi… đều có thể khiến trẻ khó thở và ngủ không sâu giấc. Khi quá khó chịu, bé có thể giật mình tỉnh dậy và quấy khóc.
- Khó tiêu: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên dễ gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng khi bú quá no hoặc khi gặp thức ăn lạ. Điều này có thể khiến bé quấy khóc (khóc dạ đề) và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
- Mọc răng: Trẻ thường bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6. Trong giai đoạn này, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu khi răng mọc, làm cho trẻ rất dễ quấy khóc và khó ngủ.
Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có sao không?
Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang ngủ mà tự nhiên khóc thét lên là dấu hiệu cho thấy bé đang khó chịu vì một vấn đề nào đó, khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ nhỏ thỉnh thoảng khóc trong khi ngủ là một hiện tượng khá bình thường.
Mặc dù vậy, nếu tình trạng khóc đêm của bé kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng sau, cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời:
- Thói quen ngủ của bé đột ngột thay đổi.
- Bé khóc không ngừng và tỏ ra đau đớn, khó chịu.
- Tình trạng khó ngủ kéo dài nhiều đêm và cản trở khả năng hoạt động của bé.
- Mẹ gặp khó khăn khi cho bé bú, như ngậm ti không đúng cách, không đủ sữa cho con bú… làm giấc ngủ bị cản trở.
Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có nguy hiểm không?
Cách cải thiện tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, bố mẹ có thể thực hiện theo các biện pháp dưới đây để giúp bé ngủ ngon và xoa dịu bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn:
- Cho trẻ bú sữa mẹ: Việc bú sữa mẹ có thể giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, đặc biệt khi bé khóc thét giữa đêm do đói.
- Dỗ dành bé sau ác mộng: Nếu trẻ thức giấc sau ác mộng, mẹ nên an ủi và vỗ về để bé dễ ngủ trở lại.
- Xoa dịu khi bé khóc không ngừng: Hãy nhẹ nhàng trò chuyện, xoa lưng hoặc bụng và vỗ về bé. Điều này có thể giúp bé chuyển sang giai đoạn khác của giấc ngủ và ngừng khóc.
- Xử lý khi mọc răng: Nếu trẻ khóc thét trong khi ngủ do mọc răng, bố mẹ nên thăm khám với bác sĩ nhi khoa để tìm cách xoa dịu cơn đau của bé.
- Bật tiếng ồn trắng: Thử bật tiếng ồn trắng và ru cho bé nghe, đây là cách giúp bé dễ chịu hơn khi ngủ.
- Đung đưa nhẹ nhàng: Ẵm bé và đung đưa nhẹ nhàng bằng cách bế bé đi qua đi lại hoặc đưa bé ngủ bằng nôi.
Nếu các biện pháp trên không hiệu quả và bé vẫn khóc thét do nguyên nhân bệnh lý, cách tốt nhất là đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tóm lại, việc bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề về sức khỏe đến tình trạng cảm xúc của bé. Vì vậy, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp đã được chia sẻ trên đây để cải thiện tình trạng này và giúp xoa dịu bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.