Tắm lá khế có tác dụng gì? Cách tắm lá khế cho bé an toàn và hiệu quả
Tắm lá khế cho bé là một phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ truyền tai nhau, với niềm tin rằng lá khế sẽ có tác dụng làm mát, kháng khuẩn và tốt cho da bé. Tuy nhiên, việc tắm lá khế cho bé có thực sự hiệu quả và an toàn hay không thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Bài viết sau của Pharmacity sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Đặc điểm của lá khế
Cây khế vốn là một loại cây thuộc họ chua me. Lá khế có vị chua, chát, lành tính mang đến tác dụng giải độc, thanh nhiệt,… Lá khế vốn được sử dụng phổ biến trong việc chữa trị các bệnh về da như: mề đay, mụn nhọt. Sở dĩ loại lá này có công dụng kỳ diệu như vậy là bởi bản thân nó chứa nhiều dưỡng chất có lợi như: sắt, kẽm, magie, vitamin C,… cùng với các chất chống oxy hóa.
Tắm lá khế có tác dụng gì?
Dưới đây là một số lợi ích từ việc tắm bằng lá khế cho trẻ:
- Loại bỏ rôm sảy, mẩn ngứa: Rôm sảy là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh trong những ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao sẽ khiến trẻ toát mồ hôi, lỗ chân lông giãn nở và tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập, hình thành nên các hạt đỏ ngứa. Với đặc tính thanh nhiệt, lá khế có thể giúp trẻ chữa rôm sảy hiệu quả.
- Làm sạch da cho trẻ: Tắm bằng lá khế giúp loại bỏ đi bụi bẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông. Hơn nữa, tinh dầu có trong lá khế có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Giúp bảo vệ làn da của bé khỏi vi khuẩn tấn công.
- Cải thiện các vấn đề về da: Trong lá khế có chứa các dưỡng chất như kẽm, sắt, magie, vitamin C, chất chống oxy hoá nên sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.
Lá khế tự nhiên, lành tính nên hạn chế gây ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ. Do đó sử dụng nước lá khế để tắm cho trẻ sơ sinh thay vì các loại sữa tắm thông thường khác sẽ an toàn hơn, cũng như hạn chế da trẻ tiếp xúc nhiều với các chất hoá học.
Bật mí cách tắm lá khế cho bé
Sơ chế lá khế tắm cho bé để nấu nước tắm
Cách sơ chế trước khi tắm lá khế cho bé như sau:
- Lá khế tươi cần được nhặt bỏ lá sâu, úa, tuốt rời từng lá, rửa cùng với nước sạch.
- Ngâm với nước muối loãng trong vài phút rồi xả lại với nước cho thật sạch, sau đó để ráo.
Cách nấu nước lá khế tắm cho bé
Cách nấu nước lá khế tắm cho bé như sau:
- Chuẩn bị 1 nồi sạch dung tích khoảng 2,5 – 3 lít.
- Đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước vào nồi rồi cho lá khế vào đun sôi.
- Nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa và đun trong 5 – 7 phút nữa rồi tắt bếp, dùng rây vớt bỏ lá khế sau đó tiến hành tắm nước lá khế cho bé.
Cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh
- Mẹ hãy đặt bé vào chậu và bắt đầu tắm, rửa thật kỹ các khu vực bị rôm sảy, nổi mụn hoặc hăm tã
- Thời gian thích hợp để tắm cho bé là khoảng 5-7 phút, không nên tắm lâu vì sẽ khiến con bị lạnh
- Sau khi tắm với lá khế, mẹ hãy cho con tráng người bằng chậu nước ấm đã chuẩn bị trước. Mục đích của việc này là giúp loại bỏ những cặn bã trên người của con.
- Tiếp đó, đặt con vào chiếc khăn tắm, lau sạch nước đọng trên người.
- Có thể massage nhẹ nhàng, bôi kem dưỡng ẩm sau đó nhanh mặc quần áo, bao tay, bao chân giữ ấm cho con.
Những trường hợp không nên tắm lá khế cho bé
Một số trường hợp không nên tắm nước lá khế cho con như sau:
- Bé có vết thương hở: Nước lá khế có thể sẽ làm vết thương bị nhiễm trùng.
- Bé bị dị ứng với lá khế: Nếu bé có tiền sử dị ứng với các loại cây, cỏ thì mẹ không nên tắm lá khế cho bé.
- Bé bị bệnh ngoài da nghiêm trọng: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ phương pháp nào cho bé.
Lưu ý:
- Tắm lá khế chỉ là phương pháp hỗ trợ: Không thể thay thế các phương pháp điều trị y khoa.
- Ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ em: Các sản phẩm này được sản xuất theo những tiêu chuẩn an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
Một số lưu ý khi tắm lá khế cho bé
Việc tắm lá khế cho bé là phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng để giúp làm mát da và giảm ngứa cho bé. Tuy vậy, để có thể đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Khi chọn lá khế mẹ nên đảm bảo lá sạch và không thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng làn da nhạy cảm của trẻ.
- Tắm khoảng 2 – 3 lần/tuần để có được hiệu quả tốt.
- Mặc dù lá khế lành tính, dịu nhẹ tuy nhiên cơ địa mỗi trẻ là khác nhau nên không phải bé nào cũng có thể tắm được. Do đó, trước khi tắm cho trẻ sơ sinh nên thử trước bằng cách rửa trên tay của bé. Sau khoảng 1 – 2 tiếng không thấy triệu chứng lạ nào thì có thể tắm toàn thân cho trẻ.
- Không nên nấu nước lá khế đậm đặc tắm cho trẻ bởi nước lá đậm có chứa các hạt bột của lá, nếu tắm không sạch sẽ gây bít tắc lỗ chân lông gây viêm da.
- Trường hợp da trẻ đang bị trầy xước và sưng mủ thì không nên tắm nước lá khế tránh nhiễm trùng.
- Nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào để được điều trị kịp thời.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về việc có nên tắm lá khế cho bé hay không? Hy vọng rằng mẹ sẽ đã có thể chọn được những giải pháp tối ưu giúp bảo vệ tốt làn da của bé.