Thiếu vitamin B2 gây ra bệnh gì? Cách bổ sung hiệu quả
Như các dưỡng chất thiết yếu khác, vitamin B2 cũng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vì đây là một hợp chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, nên tình trạng thiếu vitamin B2 là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng trên thông qua việc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và cách bổ sung vitamin hiệu quả.
Vitamin B2 là gì?
Vitamin B2 là một chất thuộc phức hợp nhóm vitamin B, còn có tên gọi khác là Riboflavin. Đây là chất có đặc tính tan trong nước và không thể dự trữ được lâu bên trong cơ thể. Do đó, nó dễ bị đào thải qua đường nước tiểu nếu dư thừa. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần bổ sung chúng hằng ngày từ các bữa ăn.
Vitamin B2 đóng vai trò to lớn đối với cơ thể con người. Trong đó, nó có một số công dụng và chức năng chính quan trọng, chẳng hạn như:
- Tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, từ đó cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
- Đóng vai trò là thành phần của một vài enzyme quan trọng góp mặt trong hoạt động hô hấp tế bào.
- Góp phần vào công việc bảo vệ và tái tạo các tổ chức của cơ thể, chẳng hạn như niêm mạc quanh miệng, vùng da,…
- Tác động đến khả năng cảm thụ ánh sáng ở mắt.
- Duy trì, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và phòng ngừa tổn thương gây ra từ các gốc tự do.
- Tốt cho hệ thần kinh, nội tiết, tim mạch, tiêu hóa và giúp duy trì sự khỏe mạnh ở tóc, da và móng.
Vitamin B2 là gì và có vai trò như thế nào?
Những dấu hiệu thiếu vitamin B2 của cơ thể
Tình trạng thiếu loại dưỡng chất này có thể gây ra tác động đến cơ thể, thường là lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần đặc biệt lưu ý khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Cơ thể mệt mỏi và yếu ớt.
- Đau họng, sưng lưỡi, niêm mạc miệng, cổ họng sưng đỏ.
- Rụng tóc, gãy tóc,…
Rụng tóc là một dấu hiệu của cơ thể thiếu vitamin B2
Thiếu vitamin B2 gây ra bệnh gì?
Nếu để cho tình trạng thiếu vitamin B2 diễn ra trong thời gian dài, cơ thể sẽ dễ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn như:
- Vấn đề ở mắt: Mắt là bộ phận đầu tiên chịu tác động khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2. Có thể kể đến các vấn đề về sức khỏe như thường xuyên chảy nước mắt, sợ ánh sáng, đục giác mạc, mắt bị xung huyết,… Từ đó dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như chảy máu võng mạc, đục thủy tinh thể, quáng gà,…
- Yếu cơ ở thanh niên và vị thành niên: Vitamin B2 có đóng góp vào quá trình hình thành cơ, việc thiếu loại dưỡng chất này có thể khiến cho cơ yếu đi, chậm phát triển hoặc nặng hơn sẽ là cơ không cử động được.
- Tổn thương da: Thường thấy nhất là tình trạng gây mụn, viêm da, nứt da ở vùng mặt như tai hay đuôi lông mày. Bởi vì vitamin B2 là chất có khả năng oxy hóa cao, nên cơ thể thiếu hụt loại chất này sẽ khiến cho máu khó lưu thông và chịu tổn thương bởi các gốc tự do, khiến da lão hóa nhanh chóng hơn.
- Chậm phát triển ở trẻ: Vitamin B2 rất quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ em, khi thiếu hụt trong cơ thể sẽ làm cho trẻ phát triển chậm và yếu hơn các bạn đồng trang lứa.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, trong đó có cả vitamin B2. Nếu thiếu đi dưỡng chất này thì khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh sẽ rất cao.
Thiếu vitamin B2 có thể gây bệnh quáng gà ở mắt
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B2
Nhằm phòng tránh và phục hồi sức khỏe khi cơ thể bị thiếu vitamin B2, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này là gì. Từ đó tìm ra cách bổ sung hợp lý và an toàn. Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến được biết đến như:
- Chế độ ăn uống kém dưỡng chất, khoa học.
- Hoạt động thể dục thể chất ở cường độ cao.
- Phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai.
- Một số nguyên nhân ít phổ biến khác như là người bị tiêu chảy mãn tính, chạy thận nhân tạo, rối loạn gan, hội chứng kém hấp thu,…
Khẩu phần ăn kém khoa học sẽ gây thiếu vitamin B2
Các cách bổ sung vitamin B2 hiệu quả
Có một số cách bổ sung vitamin B2 hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện và ít tốn kém được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Cụ thể như sau:
- Bổ sung từ thực phẩm: Phô mai, trứng, thịt bò nạc, thịt lợn, cá hồi, cá ngừ vây xanh, quả hạnh nhân, mực ống, mầm lúa mì, trứng cá, thận bò, trái bơ, táo khô,…
- Bổ sung từ thức uống: Sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, nước chanh dây,…
- Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng.
Bổ sung vitamin B2 hiệu quả từ thực phẩm tự nhiên
Hàm lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể
Để bổ sung đúng và đủ, cho cơ thể khỏe mình thì ngay sau đây Pharmacity sẽ gửi đến bạn đọc bảng thông tin về nhu cầu vitamin B2 cần thiết, đối với từng độ tuổi và đối tượng khác nhau:
Độ tuổi | Lượng vitamin B2 cần thiết (mcg/ngày) |
Trẻ sơ sinh | |
0-6 tháng | 300 |
7-12 tháng | 400 |
Trẻ em | |
1-3 tuổi | 500 |
4-8 tuổi | 600 |
Nam giới | |
9-13 tuổi | 900 |
14 tuổi trở lên | 1200 |
Nữ giới | |
9-13 tuổi | 900 |
14-18 tuổi | 1000 |
19 tuổi trở lên | 1100 |
Phụ nữ mang thai | Lớn hơn 1400 |
Phụ nữ cho con bú | 1600 |
Giúp trẻ bổ sung vitamin B2 từ việc uống sữa
Như vậy, vitamin B2 có vai trò to lớn đối với nhiều hoạt động của cơ thể người. Vì thế, việc thiếu vitamin B2 sẽ gây ra các tác động xấu đến sức khỏe, cũng như là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, đừng nên chủ quan trong việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bạn nhé! Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có được cách thức bổ sung vitamin B2 đúng cách cho bản thân và gia đình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: