Viên nén bao phim Savi Quetiapine 200mg điều trị tâm thần phân liệt (3 vỉ x 10 viên)
P15084
Thương hiệu: SaviDanh mục
Hoạt chất
Chỉ định
Dạng bào chế
Nơi sản xuất
Quy cách
Lưu ý
Đặt thuốc theo toa
Tải lên đơn thuốc của bạn để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ các dược sĩ của chúng tôi.
Mô tả sản phẩm
Thành phần
Hoạt chất: Quetiapin ftimarat tương đương quetiapin 200mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
(Lactose monohydrat, celulose vi tinh thể 102, natri starch glycolat, povidon K30, natri
lauryl sulfat, talc, magnesi stearat, Opadry AMB white)
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Điều trị tâm thần phân liệt
Điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực bao gồm:
Điều trị các cơn hưng cảm từ trung bình đến nặng liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cực.
Điều trị trầm cảm liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cực.
Phòng tái phát các cơn hưng cảm hay trầm cảm ở bệnh rối loạn lưỡng cực đáp ứng điều trị với quetiapin.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
Quá mẫn với quetiapin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định phối hợp với các thuốc ức chế cytochrom P450 3A4 như thuốc ức chế
protease kháng HIV, thuốc kháng nấm nhóm azol, erythromycin, clarithromycin và
nefazodon.
Liều dùng
* Cách dùng: Thuốc dùng đường uống. Uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
* Liều dùng: Liều thuốc sử dụng tính theo quetiapin. Mỗi 29,79mg quetiapin fumarat tương đương với 25mg quetiapin.
Người lớn:
Điều trị tâm thần phân liệt: Quetiapin nên uống 2 lần/ngày. Tổng liều một ngày trong 4 ngày điều trị đầu tiên lần lượt là 50mg (ngày 1), 100mg (ngày 2), 200mg (ngày 3), 300mg (ngày 4). Từ ngày thứ 4 trờ đi liều dùng nên được điều chỉnh đến liều có hiệu quả, thường từ 300-450mg/ngày. Tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân, liều dùng có thể điều chỉnh trong khoảng 150-750mg/ngày.
Điều trị các cơn hưng cảm từ trung bình đến năng liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cực: Quetiapin nên uống 2 lần/ngày. Tổng liều một ngày trong 4 ngày điều trị đầu tiên lần lượt là 50mg (ngày 1), 100mg (ngày 2), 200mg (ngày 3), 300mg (ngày 4). Tăng dần liều, đạt 800mg/ngày ở ngày thứ 6, không nên tăng quá 200mg/ngày. Tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân, liều dùng có thể điều chỉnh trong khoảng 200 - 800mg/ngày. Liều hiệu quả thường trong khoảng 400 - 800mg/ngày.
Điều trị trầm cảm liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cực: Quetiapin nên uống 1 lần/ngày trước khi đi ngủ. Tổng liều một ngày trong 4 ngày điều trị đầu tiên lần lượt là 50mg (ngày 1), 100mg (ngày 2), 200mg (ngày 3), 300mg (ngày 4). Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là 300mg. Liều lớn hơn 300mg nên được bắt đầu bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Trong từng trường hợp, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng có thể giảm liều xuống 200mg. Phòng tái phát các cơn hưng cảm hay trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực: Để phòng tái phát các cơn hàng cảm, trầm cảm hay hỗn hợp trong rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân đã đáp ứng điều trị với quetiapin trong điều trị rối loạn lưỡng cực cấp tính nên tiếp tục điều trị với liều tương tự. Liều có thể được điều chỉnh tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân, trong khoảng 300 - 800mg/ngày, 2 lần/ngày. Liều hiệu quả nhất được sử dụng để điều trị duy trì.
Người cao tuổi: Giống như các thuốc chống loạn thần khác, nên thận trọng khi sử dụng quetiapin ở cao tuổi, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu sử dụng thuốc. Tần suất điều chỉnh liều có thể cần phải giảm và liều điều trị hằng ngày thấp hơn so với người trẻ tuổi, tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân. Độ thanh thải ở quetiapin ở người cao tuổi giảm 30-50% so với người trẻ tuổi.
Hiệu quả và an toàn của quetiapin chưa được đánh giá ở bệnh nhân trầm cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực trên 65 tuổi.
Trẻ em và trẻ vị thành niên:
Quetiapin không được khuyến cáo dùng cho trẻ em và vị thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Suy thận: Không cần điều chỉnh liều ở người suy thận.
Suy gan: Quetiapin chuyển hóa ở gan. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng quetiapin ở bệnh nhân suy gan, đặc biệt ở giai đoạn đầu điều trị. Bệnh nhân suy gan nên bắt đầu điều trị với liều 25mg/ngày. Liều nên được tăng hằng ngày khoảng 25-50mg/ngày cho đến khi đạt liều hiệu qur, tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp của từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ
Buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, suy nhược nhẹ, táo bón, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp thể đứng, và khó tiêu.
Ngất, hội chứng ác tính do thuốc an thần, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và phù ngoại biên có thể xảy ra.
Rất thường gặp, ADR >= 10/100
Rối loạn chức năng hệ thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt , buồn ngủ.
Thường gặp, ADR > 1/100
Rối loạn chức năng hệ thần kinh: Ngất
Rối loạn chức năng hệ hô hấp, ngực và trung thất: Viêm mũi.
Rối loạn chức năng hệ máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu.
Rối loạn chức năng tim: Nhịp tim nhanh.
Rối loạn chức năng mạch máu: Hạ huyết áp thể đứng
Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa: Khô miệng, táo bón, khó tiêu.
Tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân: Suy nhược nhẹ, phủ ngoại biên.
Cận lâm sàng: tăng cân, tăng transaminase huyết thanh (ALT: Alanin Aminotransferase, AST: Aspartate Aminotransferase)
Giảm bạch cầu trung tính
Đường huyết tăng đến mức bệnh lý
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Rối loạn chức năng hệ máu và bạch huyết: Tăng bạch cầu đa nhân ái toan.
Rối loạn chức năng hệ miễn dịch: Quá mẫn.
Cận lâm sàng: Tăng gamma-GT, tăng triglycerid huyết thanh tại thời điểm bất kỳ, tăng cholesterol toàn phần (chủ yếu là LDL-C)
Rối loạn chức năng hệ thần kinh: Co giật, hội chứng chân run.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân: Hội chứng ác tính do thuốc an thần.
Rối loạn chức năng hệ sinh dục: Chứng cường dương.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10000
Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ.
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
Trẻ em:
Quetiapin không được khuyến cáo dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu của thuốc trong nhóm tuổi này. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, một số tác dụng phụ có tần suất xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên cao hơn ở người lớn (tăng thèm ăn, prolactin huyết thanh cao, nôn, viêm mũi, ngất) hoặc có thể có những tác động khác nhau ở trẻ em và thanh thiếu niên (triệu chứng ngoại tháp, dễ bị kích thích) và tăng huyết áp. Ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp cũng đã quan sát thấy. Hơn nữa, tính an toàn trong điều trị lâu dài với quetiapin về tăng trưởng chưa được nghiên cứu quá 26 tuần. Trong các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và thanh thiếu niên điều trị bệnh tâm thần phân liệt, hưng cảm lưỡng cực và trầm cảm lưỡng cực, kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng ngoại thấp gia tăng ở nhóm bệnh nhân điều trị với quetiapin So với nhóm dùng placebo.
Tự tử /có ý định tự tử: Trầm cảm liên quan đến tăng nguy cơ có ý định tự tử, tự hủy hoại và tự tử (các biến cố liên quan đến tự tử). Nguy cơ này kéo dài đến khi bệnh thuyên giảm đáng kể. Do sự cải thiện bệnh có thể chưa xuất hiện trong vài tuần đầu điều trị hoặc lâu hơn nên bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ cho đến khi bệnh được cải thiện đáng kể. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, nguy cơ tự tử có thể tăng trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục bệnh. Ngoài ra, bác sĩ nên xem xét nguy cơ tiềm ẩm có ý định tự tử khi ngưng điều trị đột ngột với quetiapin.
Bệnh nhân có tiền sử tự tử, hoặc có ý nghĩ tự tử trước khi điều trị có thể có nguy cơ tự tử và có ý nghĩ tự tử cao và cần được theo dõi chặt chẽ trong khi điều trị. Nghiên cứu lâm sàng có đối chứng giả dược của thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân người lớn bị rối loạn tâm thần cho thấy ở nhóm điều trị với thuốc chống trầm cảm có sự tăng nguy cơ tự tử ở bệnh nhân dưới 25 tuổi so với nhóm dùng placebo.
Giám sát bệnh nhân, đặc biệt là những người có nguy cơ tự tử cao, nên được thực hiện cùng với quá trình điều trị bằng thuốc đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị và khi thay đổi liều lượng. Bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) nên được cảnh báo về sự cần thiết theo dõi những tình trạng xấu đi, hành vi tự tử hoặc những thay đổi bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Tìm tư vấn y tế ngay lập tức nếu những triệu chứng trên xuất hiện. Các nghiên cứu lân sàng ở bệnh nhân trầm cảm có liên quan đến rối loạn lưỡng cực cho thấy nguy cơ tự tử ở bệnh nhân duới 25 tuổi đã được điều trị với quetiapin tăng so với những người điều trị với placebo (tương ứng 3,0% so với 0%).
Chuyển hóa: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự chuyển hóa thay đổi theo hướng xấu đi, bao gồm thay đổi về trọng lượng, glucose huyết và lipid. Các thông số chuyển hóa của bệnh nhân nên được đánh giá ở thời điểm bắt đầu điều trị và các thông số nên được kiểm soát thường xuyên trong quá trình điều trị. Các thông số này nên được theo dõi như một dấu hiệu lâm sàng.
Triệu chứng ngoại tháp: Các nghiên cứu lâm sàng đối chứng giả dược ở bệnh nhân người lớn cho thấy quetiapin có liên quan đến sự tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng ngoại thấp so với nhóm dùng giả dược ở bệnh nhân điều trị cho giai đoạn trầm cảm nặng trong bệnh rối loạn lưỡng cực. Sử dụng quetiapin làm xuất hiện tình trạng bồn chồn bất an (Akathisia), được đặc trưng bởi sự bồn chồn, bất an chủ quan và phải di chuyển thường xuyên không thể ngồi hoặc đứng yên. Điều này có thể xảy ra trong vài tuần đầu điều trị. Ở bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này, tăng liều có thể gây hại.
Rối loạn vận động muộn: Nếu xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn vận động muộn nên xem xét giảm liều hay ngưng quetianin. Các triệu chứng của rối loạn vận động muộn có thể trầm trọng hoặc xuất hiện sau khi ngừng điều trị.
Buồn ngủ và chống mặt: Giống như các thuốc an thần, điều trị với quetiapin có thể gây buồn ngủ và các triệu chứng liên quan. Trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực, khởi phát thường trong vòng ba ngày điều trị đầu tiên và mức độ chủ yếu từ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân buồn ngủ cường độ nặng phải tái khám thường xuyên hơn, tối thiểu 2 tuần kể từ khi bắt đầu buồn ngủ hoặc cho đến khi triệu chứng cải thiện. Bệnh nhân buồn ngủ cường độ nặng có thể phải ngừng điều trị.
Hạ huyết áp tư thế: Quetiapin có thể gây hạ huyết áp thế đứng và chóng mặt. Hạ huyết áp tư thể thường khởi phát ở liều khởi đầu và giai đoạn điều chỉnh liều. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do tai nạn (ngã), đặc biệt ở những người cao tuổi. Do đó, bệnh nhân nên thận trọng cho đến khi quen thuộc với những tác dụng phụ của thuốc, Thận trọng khi sử dụng quetiapin ở bệnh nhân có bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, hoặc các tình trạng bệnh lý khác có thể gây hạ huyết áp. Nếu hạ huyết áp thế đứng xảy ra thì nên xem xét giảm liều hoặc tăng liều từ từ, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Hội chứng ngưng thở khi ngủ đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng quetiapin. Ở những bệnh nhân dùng đồng thời với thuốc chống trầm cảm và người có tiền sử hoặc có nguy cơ ngưng thở khi ngủ, như những người thừa cân béo phì hoặc nam giới, quetiapin nên được sử dụng một cách thận trọng.
Động kinh: Trong các thử nghiệm lâm sàng đối chứng, không có sự khác biệt về tỷ lệ co giật ở bệnh nhân điều trị với quetiapin hoặc giả dược. Không có dữ liệu về tỷ lệ co giật ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật. Giống như thuốc chống loạn thần khác, cần thận trọng khi sử dụng quetiapin điều trị bệnh nhân có tiền sử co giật.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần: Hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh có liên quan đến việc điều trị bằng các thuốc chống loạn thần, kể cả quetiapin. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm tăng thân nhiệt quá mức, thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ, hệ thần kinh tự chủ không ổn định và tăng creatin phosphokinase. Trong trường hợp này, nên ngưng quetiapin và điều trị thích hợp.
Giảm bạch cầu trung tính và mất bạch cầu hạt: Giảm bạch cầu trung tính năng (< 0,5 x 109/1) hiếm khi được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng về quetiapin. Hầu hết các trường hợp giảm bạch cầu trung tính năng xảy ra trong 2 tháng đầu điều trị với quetiapin. Không có mối liên hệ rõ rệt với liều dùng. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra giảm bạch cầu trung tính bao gồm lượng bạch cầu thấp trước đó và tiền sử giảm bạch cầu trung tính do dùng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp xảy ra ở những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ. Nên ngưng dùng quetiapin ở bệnh nhân có bạch cầu trung tính < 1,0 x 101. Nên theo dõi dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng và lượng bạch cầu trung tính Ở các bệnh nhân này (cho đến khi lượng bạch cầu trung tính vượt quá 1,5 x 109/1). Giảm bạch cầu trung tính cần được xem xét ở những bệnh nhân nhiễm trùng hoặc sốt, đặc biệt trong trường hợp không có các yếu tố nguyên nhân rõ ràng, và phải được theo dõi về mặt lâm sàng. Bệnh nhân cần được tư vấn để báo ngay khi xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng liên quan den mất bạch cầu hạt hoặc nhiễm trùng (ví dụ sốt, suy nhược, thờ ơ, hoặc đau họng) bất cứ lúc nào trong khi điều trị với quetiapin.
Tác dụng kháng acetylcholin: Norquetiapin, một chất chuyển hóa có hoạt tính của quetiapin, có ái lực trung bình đến mạnh với nhiều kiểu thụ thể muscarinic. Điều này góp phần phản tác dụng kháng acetylcholin khi quetiapin được sử dụng ở liều khuyến cáo, khi sử dụng đồng thời với các thuốc khác có tác dụng kháng acetylcholin, và trong trường hợp quá liều. Sử dụng quetiapin thận trọng ở những bệnh nhân đang dùng thuốc có tính kháng acetylcholin (muscarinic). Quetiapin nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có chẩn đoán hiện tại hoặc tiền sử bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt có ý nghĩa lâm sàng, tắc ruột hoặc các bệnh lý liên quan, tăng nhãn áp hoặc tăng nhãn áp góc đóng.
Tương tác thuốc: Sử dụng đồng thời quetiapin với thuốc cảm ứng enzym gan mạnh như carbamazepin hay phenytoin làm giảm nồng độ trong huyết tương của quetiapin. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của quetiapin. Những bệnh nhân đang uống thuốc cảm ứng enzym gan, chỉ bắt đầu điều trị với quetiapin khi lợi ích điều trị của quetiapin cao hơn nguy cơ ngưng thuốc cảm ứng enzym gan. Điều quan trọng là bất kỳ sự thay đổi thuốc cảm ứng enzym gan nào cũng nên thay đổi từ từ, nếu cần thiết có thể thay thế bằng các thuốc không cảm ứng enzym gan (như natri valproat).
Cân nặng: Tăng cân đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị với quetiapin và cần được theo dõi và theo dõi lâm sàng như theo hướng dẫn sử dụng thuốc chống loạn thần.
Tăng đường huyết: Tăng đường huyết và/hoặc xuất hiện tăng đường huyết hoặc tăng đường huyết cấp tính đôi khi kết hợp với nhiễm acid ceton hoặc hôn mê hiếm khi xảy ra, kể cả trường hợp tử vong. Trong một số trường hợp, tăng cân trước đó đã được báo cáo, đây có thể là một yếu tố nguyên nhân. Nên theo dõi lâm sàng theo hướng dẫn sử dụng thuốc chống loạn thần. Bệnh nhân sử dụng bất cứ thuốc chống loạn thần nào bao gồm cả quetiapin nên theo dõi dấu hiệu và triệu chứng của tăng đường huyết (như uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và mệt nhiều), và bệnh nhân đái tháo đường hoặc có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nên theo dõi đường huyết thường xuyên. Nên theo dõi cân nặng thường xuyên.
Lipid: Tăng triglycerid, LDL (Low Density Lipoprotein) và cholesterol toàn phần, và giảm HDL (High Density Lipoprotein) cholesterol đã được quan sát thấy trong các thử nghiệm lâm sàng với quetiapin. Thay đổi lipid nên được theo dõi lâm sàng.
Kéo dài khoảng QT: Trong các nghiên cứu lâm sàng và sử dụng kiểm soát thống kê SPC (Statistical process control), quetiapin không có tác dụng phụ kéo dài khoảng QT. Trong quá trình sử dụng thuốc, đã có báo cáo quetiapin kéo dài khoảng QT ở liều điều trị và trong trường hợp quá liều. Giống như các thuốc chống loạn thần khác, sử dụng thận trọng quetiapin ở những bệnh nhân bệnh tim mạch hoặc tiền sử gia đình có kéo dài khoảng QT. Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng quetiapin đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc an thần, đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh nhân có hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali huyết hoặc hạ magnesi huyết.
Bệnh cơ tim và viêm cơ tim: Bệnh cơ tim và viêm cơ tim đã được báo cáo. Tuy nhiên, mối liên hệ nhân quả với quetiapin chưa được nghiên cứu. Điều trị với quetiapin nên được xem xét lại ở bệnh nhân nghi ngờ bệnh cơ tim hoặc viêm cơ tim.
Ngưng sử dụng thuốc: Triệu chứng cai thuốc cấp tính như mất ngủ, buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, nôn, chóng mặt và khó chịu đã được mô tả sau khi ngừng đột ngột quetiapin. Nên ngừng sử dụng quetiapin dần dần trong khoảng thời gian ít nhất 1-2 tuần.
Bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ liên quan đến rối loạn tâm thần: Quetiapin không được chỉ định để điều trị bệnh sa sút trí tuệ liên quan đến rối loạn tâm thần. Các thử nghiệm đối chứng giả dược ngẫu nhiên trên bệnh nhân mất trí nhớ với một số thuốc chống loạn thần không điển hình cho thấy nguy cơ các tác dụng phụ biến chứng mạch máu não tăng 3 lần. Cơ chế làm tăng nguy cơ này chưa biết. Sự tăng nguy cơ này không được loại trừ ở các thuốc chống loạn thần khác hoặc nhóm đối tượng bệnh nhân khác. Nên thận trọng khi sử dụng quetiapin ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đột quỵ. Một nghiên cứu trên các thuốc chống loạn thần không điển hình cho thấy các bệnh nhân cao tuổi bị sa sút trí tuệ liên quan đến rối loạn tâm thần có nguy cơ tử vong tăng so với nhóm dùng giả dược. Trong hai nghiên cứu đối chứng giả dược 10 tuần với quetiapin, có cùng nhóm bệnh nhân (n = 710; tuổi: 56-99 tuổi, trung bình 83 tuổi), tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân điều trị với quetiapin là 5,5% so với 3,2% ở nhóm dùng giả dược.
Khó nuốt: Khó nuốt đã được báo cáo với quetiapin. Sử dụng thận trọng quetiapin ở bệnh nhân có nguy cơ bị viêm phổi do hít phải.
Táo bón và tắc ruột: Táo bón là một yếu tố nguy cơ gây tắc ruột. Táo bón và tắc ruột đã được báo cáo với quetiapin, bao gồm các báo cáo tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ tắc ruột cao, những người sử dụng đồng thời nhiều thuốc làm giảm nhu động ruột và/hoặc có thể không báo cáo các triệu chứng táo bón. Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường ruột/tắc ruột phải được theo dõi chặt chẽ và chăm sóc y tế đặc biệt.
Huyết khối tĩnh mạch: Các trường hợp thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE: Venous Thromboembolism) đã được báo cáo với các thuốc chống loạn thần. Vì bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống loạn thần thường xuất hiện các yếu tố nguy cơ VTE nên tất cả các yếu tố nguy cơ VTE cần được xác định trước và trong khi điều trị với quetiapin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Viêm tụy: Viêm tụy được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng và trong quá trình sử dụng thuốc. Lạm dụng và nghiện Các trường hợp lạm dụng và nghiện thuốc đã được báo cáo, Thận trọng khi kê toa quetiapin cho bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu hoặc nghiện thuốc.
Lạm dụng và nghiện: Các trường hợp lạm dụng và nghiện thuốc đã được báo cáo. Thận trọng khi kê toa quetiapin cho bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu hoặc nghiện thuốc.
Phối hợp thuốc: Dữ liệu về phối hợp quetiapin với diavalproex hoặc lithi điều trị các cơn hưng cảm cấp tính đến nặng còn hạn chế. Tuy nhiên, liệu pháp phối hợp này có hiệu quả. Hiệu quả điều trị xuất hiện ở tuần thứ 3.
Lactose: Sản phẩm có chưa tá dược lactose. Người bệnh có các vấn đề về di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
Trường hợp mang thai và cho con bú:
Trường hợp có thai: Ba tháng đầu, dựa vào kết quả của một số cáo riêng lẻ và một số nghiên cứu quan sat, quetiapin không làm tăng nguy cơ dị vật thai nhi. Tuy nhiên, các dữ liệu còn hạn chế nên chưa thể đưa ra một kết luận chính xác. Vì vậy quetiapin chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ tiềm ẩn. Ba tháng cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc loạn thần (bao gồm quetiapin) trong ba tháng cuối thai kỳ có nguy cơ có tác dụng phụ ngoại tháp và/hoặc triệu chứng cai thuốc sau khi sinh. Đã có báo cáo tác dụng phụ kích động, tăng trương lực cơ, giảm trương lực cơ, run, buồn ngủ, suy hô hấp hoặc rối loạn ăn uống. Do đó phải theo dõi trẻ sơ sinh chặt chẽ. Trường hợp cho con bú, Tới nay thông tin về việc quetiapin bài tiết vào sữa người còn hạn chế. Dựa trên các thông tin được công bó, quatiapin không bào tiết vào sữa ở liều điều trị. Tuy nghiên, do thiếu thông tin nên quyết định ngừng cho con bú hay ngừng điều trị với quetiapin phụ thuộc vào tầm quan trọng của thuốc.
Lái xe và vận hành máy móc: Vì quetiapin có thể gây buồn ngủ, bệnh nhân cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
Quetiapin tác động chính trên hệ thần kinh trung ương, do đó nên thận trọng khi phối hợp quetiapin với các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương khác với rượu.
Nên thận trọng khi sử dụng quetiapin cho bệnh nhân đang điều trị với các thuốc kháng acetylcholin (mucarinic).
Quetiapin chuyển hóa chủ yếu nhờ enzym cytochrom P450 (CYP) 3A4, hệ enzym cytochrom P450. Trong một nghiên cứu ở người tình nguyện khỏe mạnh, dùng đồng thời quetiapin (liều 25 mg) với ketoconazol, một thuốc ức chế CYP3A4, làm tăng 5-8 lần diện tích dưới đường cong của quetiapin (AUC: Area Under The Curve). Trên cơ sở này, chống chỉ định dùng đồng thời quetiapin với các thuốc ức chế CYP3A4. Nước ép bưởi chùm cũng không được khuyến cáo dùng trong quá trình điều trị với quetiapin.
Trong một thử nghiệm dùng đa thuốc để đánh giá dược động học của quetiapin trước và trong quá trình điều trị với carbamazepin (một thuốc cảm ứng enzym gan), kết quả cho thấy dùng đồng thời với carbamazepin làm tăng đáng kể độ thanh thải của quetiapin. Tăng độ thanh thải làm giảm sự tiếp xúc quetiapin (được đo bằng AUC) trung bình 13% so với dùng quetiapin đơn độc, trong một số trường hợp tác động này lớn hơn. Tương tác này có thể làm giảm nồng độ huyết tương của quetiapin dẫn đến có thể làm giảm hiệu quả điều trị của quetiapin. Dùng đồng thời quetiapin với phenytoin (một thuốc cảm ứng enzym khác) làm tăng độ thanh thải của quetiapin khoảng 450%. Những bệnh nhân đang uống thuốc cảm ứng enzym gan, chi bắt đầu điều trị với quetiapin khi lợi ích điều trị của quetiapin cao hơn nguy cơ ngưng thuốc cảm ứng enzym gan. Điều quan trọng là bất kỳ sự thay đổi thuốc cảm ứng enzym gan nào cũng nên thay đổi từ từ, nếu cần thiết có thể thay thế bằng các thuốc không cảm ứng enzym gan (như natri valproat).
Dược động học của quetiapin không thay đổi đáng kể khi phối hợp với các thuốc chống trầm cảm imipramin (chất ức chế CYP2D6) hoặc fluoxetin (chất ức chế CYP3A4 và CYP2D6).Dược động học của quetiapin không thay đổi đáng kể khi phối hợp với thuốc chống loạn thần risperidon hoặc haloperidol. Tuy nhiên, phối hợp quetiapin và thioridaxin làm tăng độ thanh thải của quetiapin khoảng 70%.
Bảo quản: Nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thương hiệu:CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SAVI
Nơi sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SAVI (Việt Nam)
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.