- Trang chủ
- Thuốc
- Thuốc không kê đơn
- Vitamin & Khoáng chất
Viên nén Enervon dự phòng và bổ sung thiếu hụt các vitamin nhóm B, C (10 vỉ x10 viên)
P01232
Thương hiệu: EnervonGiá đã bao gồm thuế. Phí vận chuyển và các chi phí khác (nếu có) sẽ được thể hiện khi đặt hàng.
38.6k
Đã bán 5.7k
Danh mục
Hoạt chất
Chỉ định
Dự phòng và Bổ sung thiếu hụt các vitamin nhóm B, C
Dạng bào chế
Nơi sản xuất
Nhà sản xuất
Quy cách
Lưu ý
Mô tả sản phẩm
Viên nén Enervon C là gì?
Viên nén Enervon là chế phẩm tổng hợp thường được sử dụng để bổ sung các vitamin thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và nhóm B. Thuốc này giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi và hỗ trợ các chức năng của cơ thể.
Thành phần Viên nén Enervon C
Thành phần
- Hoạt chất:
- Vitamin C 500mg
- Vitamin B1 50mg
- Vitamin B2 20mg
- Vitamin B3 (Niacinamide) 50mg
- Vitamin B5 (Calcium Pantothenate) 20mg
- Vitamin B6 5mg, Vitamin B12 5mcg.
- Tá dược: Magnesium Oxide, Colloidal Silicon Dioxide, Magnesium stearate, Opadry.
Công dụng Viên nén Enervon
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
- Là chế phẩm bổ sung để điều trị thiếu vitamin C và B ở người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi trong trường hợp thiếu hụt hoặc tăng nhu cầu như thời kì tăng trưởng nhanh, mệt mỏi, các trường hợp gắng sức về tinh thần và thể chất.
Thận trọng khi dùng thuốc
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
Vitamin C
Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao ở người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu tan máu), người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Vitamin B1, vitamin B2
Quá mẫn với Vitamin B1, vitamin B2.
Vitamin B3
- Quá mẫn với vitamin B3.
- Bệnh gan nặng.
- Loét dạ dày tiến triển.
- Xuất huyết động mạch.
- Hạ huyết áp nặng.
Vitamin B5
Không có chống chỉ định với vitamin B5.
Vitamin B6
Quá mẫn với vitamin B6.
Vitamin B12
Có tiền sử dị ứng với các cobalamins.
U ác tính.
Tác dụng phụ
Vitamin C
Thường gặp, ADR > 1/100
Thận: Tăng oxalat niệu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
• Máu: Thiếu máu, tan máu
• Tim mạch: Bừng đỏ, suy tim
• Thần kinh trung ương: Xỉu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi
• Dạ dày-ruột: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy
• Thần kinh-cơ và xương: Đau cạnh sườn.
Vitamin B1
Các phản ứng có hại của Vitamin B1 rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm.
Vitamin B2
Không thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng vitamin B2.
Vitamin B3
Vitamin B3 gây giãn mạch ở mặt và nửa trên cơ thể gây nên cơn bốc hỏa, buồn nôn, đánh trống ngực.Các tác dụng này xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc và sẽ tự hết sau 30-40 phút.
Vitamin B5
Vitamin B5 nói chung không gây độc. Vitamin B5 có thể gây phản ứng dị ứng nhẹ như ngứa, tiêu chảy, nhưng hiếm gặp.
Vitamin B6
Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Buồn nôn và nôn.
Vitamin B12
Các phản ứng dị ứng do miễn dịch tuy hiếm nhưng đôi khi rất nặng.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
• Toàn thân: Phản vệ, sốt
• Ngoài da: Phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ngứa, đỏ da.
Xin thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Lưu ý
Thận trọng khi sử dụng
Vitamin C
- Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.Tăng oxalat niệu có thể xảy ra khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid-hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
- Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng vitamin C liều cao.
Vitamin B1
Vitamin B1 dễ dung nạp và không tích lũy trong cơ thể nên không gây thừa.
Vitamin B2
Sự thiếu vitamin B2 thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
Vitamin B3
Khi sử dụng niacinamide với liều cao trong các trường hợp sau: tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, và bệnh đái tháo đường.
Vitamin B5
Vitamin B5 có thể kéo dài thời gian chảy máu nên phải sử dụng rất thận trọng ở người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu khác.
Vitamin B6
Sau thời gian dài dùng vitamin B6 với liều 200 mg/ngày có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc vitamin B6.
Vitamin B12
Tuy vitamin B12 là vitamin tan trong nước và lượng dư thừa B12 trong cơ thể thường được thận đào thải nên ít gây độc tính cho cơ thể, nhưng nếu bổ sung Vitamin B12 với liều cao trong một thời gian dài, sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều.
Thai kỳ và cho con bú
Dùng vitamin C và B theo nhu cầu bình thường hằng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì cho mẹ và con. Dùng lượng lớn vitamin C hằng ngày trong khi mang thai có thể dẫn đến bệnh thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
- Vitamin C
- Sắt: Dùng đồng thời theo tỉ lệ trên 200mg vitamin C với 30mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày-ruột.
- Aspirin: Dùng đồng thời vitamin C với aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
- Fluphenazin: Dùng đồng thời vitamin C và fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương.
Vitamin B1, Vitamin B12
Có thể phối hợp với các vitamin nhóm B khác, vitamin C và các muối khoáng trong viên nén, viên bao đường.
Vitamin B2
- Clopromazin, imipramin, amitriptylin: Dùng đồng thời với vitamin B2 có thể gây “thiếu vitamin B2” ở một số trường hợp.
- Rượu: Có thể gây cản trở hấp thu vitamin B2 ở ruột.
- Probenecid: Sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu vitamin B2 ở dạ dày, ruột.
Vitamin B3
- Sử dụng niacinamide đồng thời với chất ức chế men khử HMG - CoA có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân (rhabdomyolysis).
- Sử dụng niacinamide đồng thời với thuốc chẹn alpha-adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
- Liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với niacinamide.
- Sử dụng niacinamide đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại độc cho gan.
- Không nên dùng đồng thời niacinamide với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính.
Vitamin B5
- Tuy không quan trọng về lâm sàng nhưng tác dụng co đồng tử của các chế phẩm kháng cholinesterase dùng cho mắt (ví dụ: ecothiophat iodid, isoflurophat) có thể tăng lên khi phối hợp với vitamin B5.
- Không dùng vitamin B5 trong vòng 1 giờ sau khi dùng succinylcholin vì vitamin B5 có thể kéo dài tác dụng gây giãn cơ của inylcholin.
Vitamin B6
- Levodopa: Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.
- Phenytoin và phenobarbital: Liều dùng 200 mg/ngày có thể gây giảm 40-50% nồng độ phenytoin và phenobarbital trong máu một số người bệnh.
- Thuốc tránh thai: Vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về vitamin B6.
Cách dùng Viên nén Enervon C
Liều dùng
- Người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi: Dùng đường uống, mỗi ngày một viên hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Thông tin sản xuất
Bảo quản: Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên bao phim.
Thương hiệu: United International Pharma
Nơi sản xuất: United International Pharma (Việt Nam)
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.
Câu hỏi thường gặp
1. Enervon có thể dùng cho trẻ em không?
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Tôi có thể uống Enervon lâu dài được không?
Tuyệt đối không tự ý sử dụng lâu dài, tham khảo và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
3. Enervon có tương tác với thuốc khác không?
Có thể xảy ra tương tác với một số thuốc hoặc hoạt chất khác, nên thông báo cho bác sĩ về các thuốc đang dùng trước khi sử dụng.
Hỏi & Đáp (0)
Số lượng