Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Tất cả mọi người đều có thể bị trào ngược dạ dày, vì thế mà việc xây dựng chế độ ăn uống là rất quan trọng. Vậy, trào ngược dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì? Ngay trong bài viết sau, Pharmacity sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề này.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày được hiểu là hiện tượng tràn dịch từ dạ dày lên vùng thực quản và họng, gây ra cảm giác khó chịu cho cơ thể. Thậm chí, tình trạng này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân, nhất là những người bị thừa cân, dùng rượu bia, phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc trong thời gian dài, người có tiền sử bệnh lý (viêm dạ dày, thoát vị hoành, xung huyết dạ dày,…) hay người thường stress và có thói quen thức đêm.
Bên cạnh đó, để nhận biết rõ hơn về bệnh thì bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến sau:
- Cảm giác bị đau tại vùng thượng vị: Gồm các cơn co thắt kéo dài tại vùng thượng vị, nặng nhất có thể lan đến ra lưng hay hai bên cánh tay.
- Khó nuốt thực ăn: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản thì bạn rất dễ bị vướng cổ khi nuốt hoặc khó nuốt. Nguyên do là vì thực quản lúc này đang chịu những tổn thương, bị phù nề khi tiếp xúc liên tục với axit dạ dày.
- Cảm giác buồn nôn: Xảy ra khi người bệnh ăn quá no hay nằm ngay sau khi ăn xong.
- Bị ợ chua, ợ hơi và ợ nóng: Các cơn ợ chua do trào ngược dạ dày thường xuất hiện phải sáng sớm khi đánh răng và có thể tăng lên khi bạn uống quá nhiều nước hay ăn quá no.
- Bị đắng miệng, hôi miệng: Một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày là cảm giác bị hôi hay đắng miệng. Bởi lúc này thức ăn đang được tiêu hóa dở, trào ngược lên cùng axit, khiến bạn cảm giác đắng, đồng thời dạ dày cũng là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn nên rất dễ gây hôi miệng.
- Tiết nhiều nước bọt: Khi nhận thấy nước bọt tiết nhiều hơn thì đây là dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn cần chú ý. Do biểu hiện này là phản xạ cơ thể khi axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
- Ho hoặc khàn giọng: Vì dịch dạ dày chứa axit, việc trào ngược lên khiến dây thanh quản bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng ho hay khàn giọng, nặng nhất là dây thanh quản sẽ bị phù nề nguy hiểm.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu khái niệm trào ngược dạ dày là gì cùng với các triệu chứng trào ngược dạ dày, sau đây là các thực phẩm mà bạn nên dùng khi gặp tình trạng trên:
Các loại đậu (đỗ)
Đậu (hay đỗ) sẽ chứa hàm lượng chất xơ rất cao cùng với amino axit phù hợp với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, đối với các loại đậu như đậu đen, đậu tương, đậu xanh hay đậu Hà Lan sẽ có chất carbohydrate, dễ gây đầy hơi nên bạn lưu ý chỉ dùng với lượng nhỏ hoặc ngâm chúng qua đêm với nước trước khi chế biến.
Yến mạch
Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản thì yến mạch là món giúp làm giảm triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Bởi trong yến mạch có hàm lượng chất xơ, hấp thụ axit nên làm cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa an toàn. Bên cạnh yến mạch, các loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hay gạo nguyên cám cũng là thực phẩm mà bạn không thể bỏ qua khi bị trào ngược dạ dày.
Nghệ vàng hoặc gừng
Như Pharmacity đã chia sẻ, triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến nhất chính là các cơn ợ hơi. Khi đó, gừng và nghệ vàng sẽ là liều thuốc chống viêm tự nhiên và cải thiện hoàn toàn cho chứng ợ nóng cùng với các vấn đề tiêu hóa khác. Vì thế, hãy áp dụng phương pháp này bằng cách nghiền hay thái lát gừng và nghệ, cho chúng vào các món ăn hoặc pha trà uống nhằm làm giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Rau củ quả
Rau củ quả chính là những thành phần cần thiết trong chế độ ăn của người bị trào ngược dạ dày thực quản. Bởi chúng không chỉ chứa ít chất béo, ít đường mà còn làm lượng axit dạ dày giảm đi đáng kể. Vì vậy, bạn nên ưu tiên dùng bông cải xanh, măng tây, súp lơ, khoai tây, dưa chuột hay đậu cô ve vào bữa ăn mỗi ngày.
Dùng các loại trái cây chứa ít hay không chứa axit
Cụ thể, đối với các loại trái cây như chuối, táo, lê, dưa hấu sẽ có rất ít axit, từ đó làm cải thiện tốt các dấu hiệu trào ngược dạ dày hơn so với trái cây có chứa axit. Đồng thời, trong những loại trái cây trên còn giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng chất điện giải cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy cho cơ thể.
Dùng sữa và sữa chua
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, sữa hay sữa chua còn có khả năng trung hòa axit trong dạ dày. Ngược lại, các lợi ích từ sữa chỉ hiệu quả khi bạn sử dụng đúng thời điểm và liều lượng. Chẳng hạn, tuyệt đối không dùng sữa sau khi ăn 2 giờ, chỉ nên dùng sữa ấm và không uống sữa ngay khi mới thức dậy hay lúc bụng rỗng.
Bánh mì
Bánh mì sẽ là sự lựa chọn tối ưu nếu dạ dày của bạn đang bị tổn thương. Lý do là vì trong bánh mì có hàm lượng tinh bột cao, có tác dụng thấm hút bớt lượng axit dư thừa, từ đó mà hạn chế được những tổn thương do axit gây ra cho dạ dày.
Bổ sung các loại chất béo tốt
Ở đây, các loại chất béo tốt có thể kể đến như là chất béo không bão hòa đa, chất béo không bão hòa đơn cùng với omega-3 và omega-6,… giúp hệ tiêu hóa được bảo vệ tốt hơn khỏi những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào hay thức ăn nhanh. Chi tiết, một số thực phẩm có hàm lượng chất béo tốt như hạt lanh, dầu mè, dầu ô liu, dầu hướng dương, bơ hay quả óc chó,…
Thịt nạc
Gồm có thịt gà, gà tây và thịt bò có tác dụng trong việc làm giảm đi một số triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, chúng còn làm tăng cơ, từ đó giúp cải thiện vóc dáng và nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, trong quá trình chế biến thì bạn nên hạn chế dùng phần da hay sử dụng dầu chiên rán. Thay vào đó, hãy thử luộc, nướng hay hấp để vừa thay đổi khẩu vị vừa đảm bảo an toàn.
Sử dụng lòng trắng trứng
Đối với lòng trắng trứng cũng là một thực phẩm có tác giảm làm giảm các dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn nên thử. Ngược lại, bạn cần tránh xa lòng đỏ trứng vì phần này chứa nhiều chất béo, dễ làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Bổ sung các loại cá
Phần lớn trong cá thường chứa rất ít axit, ít chất béo mà còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vì thế, đây đích thực là thực phẩm bạn không nên bỏ qua khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể, hãy xây dựng chế độ thực đơn gồm có các loại cá như cá ngừ, cá chép, hay cá hồi và thay vì chiên thì hãy nướng, áp chảo, nấu canh hay hấp để hạn chế chất béo xấu cho cơ thể.
Bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì?
Đi cùng với thắc mắc “Trào ngược dạ dày nên ăn gì?” thì bạn cũng cần lưu ý KHÔNG NÊN dùng những loại thực phẩm sau để tránh tình trạng bệnh thêm nặng, như:
- Muối: Muối thường không tốt cho bệnh nhân mắc huyết áp cao, tim mạch, bệnh thận và trào ngược dạ dày.
- Hoa quả chứa nhiều nhựa: Gồm có hồng xiêm, hồng hay sung có chứa nhiều nhựa, khi vào dạ dày và gặp axit sẽ hình thành nên các cục nhỏ phát triển thành sỏi, gây cản trở cho hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm chứa axit cao: Như cà chua, bưởi, cam và chanh,… sẽ chứa nhiều vitamin C gây tăng sự tiết dịch của dạ dày.
- Socola: Loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo, khiến dạ dày bị khó tiêu. Đặc biệt, methylxanthine có trong socola gây giãn cơ thắt thực quản và làm trào ngược dạ dày.
- Thức uống có cồn, cà phê và trà: Các loại thức uống này có chứa một lượng lớn chất kích thích, làm tổn thương niêm mạc.
- Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo: Các loại thực phẩm này dễ làm tăng áp lực cho dạ dày, khiến bộ phận này bị quá tải, làm đầy bụng và bị trào ngược.
Nhìn chung, việc tìm hiểu “Trào ngược dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?” là rất cần thiết đối với những người thường gặp tình trạng này. Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn cũng cần xây dựng thói quen sống khoa học, bằng việc dành thời gian thư giãn, ngủ đúng giờ để tăng cường sức khỏe một cách toàn diện.