Trẻ 3 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
3 tháng đầu là cột mốc tăng trưởng chiều cao và cân nặng vượt trội nhất của bé. Vậy trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cùng Pharmacity tham khảo bảng cân nặng bé 3 tháng tuổi cùng chỉ số chiều cao, dinh dưỡng chuẩn 2024 và đánh giá xem con có đang phát triển tốt hay không?
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ?
Trước khi trả lời câu hỏi “trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?”, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố quyết định đến cân nặng của bé.
Chế độ dinh dưỡng
Nếu bạn đang cho con bú, bạn đang cung cấp cho em bé những chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sự phát triển và khỏe mạnh. Bạn có thể cần ăn nhiều hơn một chút – khoảng 330 đến 400 calo mỗi ngày – để cung cấp cho bạn năng lượng và dinh dưỡng đủ để sản xuất sữa. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm mẹ ăn vào đa số sẽ được chuyển đến trẻ qua sữa.
Trẻ 3 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ từ 5-7 lần mỗi ngày
Gen di truyền
Theo một số nhà nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền cũng có sự tác động lớn đến sự phát triển ở trẻ, trong đó bao gồm kích thước của các cơ quan. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng lượng mỡ thừa và yếu tố nhóm máu của cha mẹ cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển thể chất ở trẻ.
Các bệnh lý
Các bệnh lý mạãn tính, trẻ từng phẫu thuật hay bị khuyết tật nghiêm trọng cũng được xem là nhân tố tác động tiêu cực tới thể chất của trẻ.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu như trẻ em có tiền sử mắc các bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ nhẹ cân và thấp bé hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh.
Chế độ ngủ nghỉ của bé
Một yếu tố nữa tác động đến vấn đề bé 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chế độ sinh hoạt của trẻ. Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu cho thấy bé muốn bú (ngậm mút tay, liếm môi, thè lưỡi, mở miệng, tìm kiếm vú mẹ…) để kịp thời đáp ứng nhu cầu của trẻ trước khi trẻ quấy khóc không chịu bú.
Thông thường, trẻ thường bú khoảng 8 đến 12 lần trong 24 giờ, ngoài giờ bú và chơi, thì đa số thời gian trong ngày trẻ dành cho việc ngủ. Nếu trẻ bú không đủ, trẻ sẽ ngủ ít hơn bình thường, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tổng trạng của trẻ.
Trẻ 3 tháng tuổi mỗi ngày cần được ngủ từ 14-15 tiếng
Trẻ 3 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?
Theo chỉ số của bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh do WHO đưa ra, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thường dao động từ 5,2kg đến 6,6 kg đối với bé gái và từ 5,7 kg đến 7,2kg đối với bé trai.
Ở tháng thứ 3, cân nặng của trẻ sơ sinh vẫn tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều bởi có trẻ sẽ tăng nhanh nhưng có trẻ sẽ tăng chậm. Chính vì vậy, rất khó để xác định được trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa.
So với tháng trước, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ tăng từ 0,6 đến 1kg. Nếu như trẻ bị ốm, tốc độ tăng cân sẽ bị chậm lại, thậm chí trẻ có thể bị sút cân.
Tại Việt Nam, theo như bảng chiều cao, cân nặng được khuyến cáo thì cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đối với bé trai là từ 5 đến 6,9kg, đối với bé gái là từ 4,7 đến 6,2 kg. Tương ứng với chiều cao thì chiều dài của bé trai là từ 58 đến 63 cm, trong khi chiều dài của bé nữ từ 57 đến 59 cm.
Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi luôn khỏe mạnh
Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, các mẹ nên thực hiện chế độ chăm sóc như sau:
- Cho trẻ bú đầy đủ: Lượng sữa dành cho trẻ 3 tháng tuổi thường dao động từ 120 đến 210ml sữa/lần và mỗi ngày trẻ nên bú từ 5 đến 6 lần. Tùy thuộc vào sức ăn của trẻ mà có trẻ sẽ bú ít hơn hoặc nhiều hơn.
- Ngủ đủ giờ: So với 2 tháng trước thì giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi sẽ có phần ổn định hơn. Theo đó, tổng số giờ ngủ trong ngày của trẻ thường kéo dài từ 14 đến 15 tiếng.
- Đi ngoài: Thông thường, những đứa trẻ 3 tháng tuổi thường có 3 đến 5 lần đi ngoài/ngày và có đến 6 lần thay tã, thậm chí có thể nhiều hơn. Nếu trẻ đang bị táo bón thì sẽ đi ngoài ít hơn và trẻ bị tiêu chảy thì sẽ đi ngoài nhiều hơn, phân cũng sẽ lỏng hơn.
Như vậy, với nguồn thông tin về trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg qua bài viết trên, bạn đã được giải đáp về vấn đề này rồi chứ? Hãy chú trọng đến chế độ chăm sóc dành riêng cho trẻ để cơ thể trẻ được phát triển bình thường và khỏe mạnh nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.