Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có nguy hiểm không? Cách chăm sóc như thế nào?
Sức khỏe của trẻ em luôn là sự ưu tiên quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Tình trạng trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết dưới đây của Pharmacity sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân để từ có cách xử lý đúng cách, hiệu quả.
1. Nguyên nhân trẻ bị nôn nhiều
Tình trạng trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có thể gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân sẽ có những đặc điểm riêng. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
Trẻ nôn do viêm dạ dày, ruột
Viêm dạ dày ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ bị nôn mửa, đau bụng. Tình trạng này còn được gọi là cúm dạ dày. Cúm dạ dày thường do virus như rotavirus, norovirus hoặc cũng có thể là do vi khuẩn từ thực phẩm chưa được nấu chín hay thực phẩm quá hạn gây ra.
Một số ít trường hợp viêm dạ dày ruột gây nôn mửa ở trẻ có thể do ký sinh trùng gây ra. Ban đầu khi bị cúm dạ dày, trẻ có thể chỉ bị nôn trớ, nôn mửa ồ ạt, liên tục. Nếu tình trạng này kéo dài cũng có thể tiến triển kèm thêm sốt và tiêu chảy.
Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài như sau:
- Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân thường gặp khi trẻ nôn. Khi ăn những thực phẩm gây kích ứng, trẻ có thể bị nôn hoặc buồn nôn.
- Trẻ nhỏ cũng sẽ có những áp lực riêng, ví dụ như điểm số học tập, bạn bè,… dễ khiến bé rơi vào trạng thái căng thẳng, sa sút tinh thần, từ đó có thể gây ra tình trạng buồn nôn.
- Nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý tiêu hóa: Một số bệnh lý về tiêu hóa như viêm niêm mạc dạ dày, viêm ruột hoặc viêm gan có thể gây ra các triệu chứng nôn mà không kèm theo sốt hoặc tiêu chảy.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn đi ngoài không sốt. Để có thể hiểu được chính xác bệnh tình trẻ đang gặp phải, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám cũng như nhận sự tư vấn và hướng điều trị phù hợp từ bác sĩ.
2.Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có nguy hiểm không?
Mặc dù nôn trớ là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu đi kèm với nó là những triệu chứng bất thường thì thực sự nguy hiểm. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của ngộ độc thức ăn, bệnh nhiễm trùng đường ruột, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn/virus. Các bệnh lý này nếu tái đi tái lại đường ruột sẽ bị tổn thương nặng và gây ra bệnh mãn tính khó điều trị.
Nôn nhiều có thể sẽ gây ra tình trạng mất nước, kéo dài cơ thể sẽ mất cân bằng các chất điện giải, gây rối loạn chức năng hấp thụ các chất có lợi và đào thải các chất thừa ra khỏi cơ thể.
Cơ thể không sốt được xem là dấu hiệu tốt, tuy nhiên nếu không đi ngoài được thì có thể là bệnh lý lồng ruột hoặc tắc ruột. Trường hợp này sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời đoạn ruột không lưu thông được máu trong thời gian dài có thể sẽ bị hoại tử.
3. Một số thực phẩm nên bổ sung cho trẻ
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho sự phát triển của trẻ em. Bố mẹ có thể tham khảo để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhé:
- Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A,C, K, sắt và canxi. Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn rau và chúng nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
- Bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, các loại đậu và hạt,… Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm từ sữa. Các chế phẩm từ sữa còn giúp trẻ bổ sung thêm canxi cho cơ thể.
- Ngũ cốc nguyên hạt như lúc mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt,… sẽ giúp cho trẻ đảm bảo đủ năng lượng và chất xơ.
- Các loại hạt và hạt có vỏ lanh như hạt óc chó, hạt lanh, hạt đậu cung,… sẽ giúp đảm bảo chất béo tốt cho bộ não và nạp năng lượng cho trẻ.
- Dầu thực vật như dầu dầu oliu, hạt lanh,… có chứa omega-3 tốt cho bộ não và tim mạch của trẻ.
- Hoa quả: Mỗi loại hoa quả sẽ giúp cung cấp những dưỡng chất khác nhau cho cơ thể của trẻ như chất xơ, vitamin C,…
- Ngoài ra, cơ thể cần cung cấp đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng hoặc hoạt động nhiều, cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước.
Bên cạnh những thực phẩm thông thường, bố mẹ có thể tham khảo những thực phẩm chức năng giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
4. Cách chăm sóc trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài
Phần lớn những đợt trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có thể được điều trị tại nhà, miễn là trẻ không bị tình trạng mất nước và tỉnh táo, vui vẻ chơi đùa. Tuy vậy, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nôn liên tục, nghi ngờ viêm dạ dày ruột thì bố mẹ nên nhanh chóng đi con đi khám.
Điều quan trọng khi chăm sóc con bị nôn mửa liên tục tại nhà là bố mẹ cần phải bù nước và khoáng chất đầy đủ cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Tăng lượng sữa mẹ cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy cho trẻ tạm ngưng 5-10 phút trước khi tiếp tục bú sữa sau đó. Mẹ có thể cho trẻ bú theo nhu cầu hoặc chia theo nhiều cử nhỏ để bú với lượng ít hơn thông thường một chút.
- Trẻ bú bình nên được tiếp tục sữa công thức theo nhu cầu hằng ngày giống như trẻ bú mẹ, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé dung dịch điện giải bù qua đường uống.
- Trẻ lớn hơn nên khuyến khích bổ sung nước (nước lọc, dung dịch điện giải ORS,…).
- Các giải pháp bù nước đường uống được khuyến cáo áp dụng cho trẻ bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy thường xuyên.
- Không nên cho bé uống đồ uống có nhiều đường như đồ uống thể thao, nước chanh hoặc nước ngọt. Những thức uống này có thể sẽ khiến cho trẻ mất nước trầm trọng hơn.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy hoặc các loại thuốc chống nôn ói.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để có thể nhanh chóng lấy lại sức.
5. Trường hợp nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Cho trẻ đến khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Trẻ ói ra dịch mật (màu xanh) hoặc nôn ra máu (màu đỏ hoặc nâu)
- Nôn ở trẻ sơ sinh
- Trẻ nhỏ nôn kéo dài hơn 24 tiếng
- Trẻ không ăn hoặc không uống được trong vài giờ
- Trẻ có những dấu hiệu mất nước: khóc không nước mắt, môi khô, không tiểu trong 6 giờ
- Trẻ bị đau bụng nhiều
- Sốt cao trên 38.4 độ hơn 3 ngày hoặc đưa đi khám ngay khi trẻ sốt hơn 39 độ
- Trẻ lừ đừ, ngủ gật gà
Tùy vào từng triệu chứng đi kèm với nôn nhiều ở trẻ mà bố mẹ đưa ra những phán đoán, xử lý. Nếu trường hợp trẻ bị nôn đi ngoài không sốt nhưng vẫn vui chơi, ăn uống bình thường thì bố mẹ có thể để bé theo dõi tại nhà, đồng thời bù nước cũng như điện giải cho bé. Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu bất thường khác như bỏ ăn, đau bụng, lừ đừ,… thì cần đưa đến bệnh viện ngay.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài. Nhưng để có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định cho trẻ, bố mẹ cầm tìm gặp các chuyên gia y tế hoặc sự thăm khám của bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.