Trễ kinh 1 tháng có sao không? Cách khắc phục tình trạng trễ kinh
Trễ kinh 1 tháng ở phụ nữ là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mang thai, tuy nhiên cũng có khả năng là dấu hiệu của nhiều vấn đề tiềm ẩn khác. Vậy, nguyên nhân bị trễ kinh 1 tháng là gì? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trễ kinh là gì?
Bị trễ kinh 1 tháng có sao không?
Nếu bạn trễ kinh một tháng 1 đến 2 lần thì có thể là do cơ thể bạn bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài như áp lực, căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý,…Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần, có thể là bạn đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn như u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng,… Biến chứng của các bệnh lý trên có thể khiến cho cơ thể phụ nữ giảm hoặc mất đi khả năng sinh sản, ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình.
Tình trạng trễ kinh khiến chị em lo lắng, hoang mang cũng như thiếu tập trung trong công việc và học tập. Phụ nữ có kinh nguyệt không đều thường dễ buồn phiền, cáu gắt, tâm lý bất ổn, ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ xung quanh.
Trễ kinh kéo dài có thể là bạn đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn
Nguyên nhân gây trễ kinh 1 tháng
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bị rối loạn, gây ra tình trạng trễ kinh 1 tháng như:
- Lý do tâm lý: Nếu tình trạng căng thẳng, áp lực công việc quá lớn kéo dài thì sẽ khiến kinh nguyệt thay đổi thất thường, như trường hợp trễ đến 1 tháng.
- Mất cân bằng hormone: Với những bạn nữ mới bắt đầu làm quen với hoạt động chu kỳ kinh nguyệt của buồng trứng và tử cung chưa ổn định, kéo theo sự điều hòa hoạt động của nội tiết tố nữ không cân bằng cũng sẽ dễ gây nên hiện tượng chậm kinh nguyệt.
- Nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh lý thường được tìm thấy như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, phì đại cổ tử cung… là các nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, đây là những bệnh lý nguy hiểm có biến chứng và nguy cơ cao dẫn đến vô sinh, nữ giới cần chú ý để có thể kịp thời chữa trị.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Việc thường xuyên dùng các loại thuốc như an thần, thuốc giảm cân, thuốc tránh thai,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa kinh nguyệt, gây rối loạn cũng như dẫn đến việc chậm kinh.
- Nạo phá thai nhiều lần: Nạo phá thai gây tổn thương trực tiếp lên thành tử cung, cổ tử cung và âm đạo, điều này có thể dẫn đến sự tắc nghẽn, ứ kinh nguyệt cũng như có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao. Việc nạo phá thai góp phần khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị chậm 1 tháng.
- Tăng hoặc giảm cân nhanh chóng: Việc thay đổi cân nặng một cách nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh
Các phương pháp chẩn đoán chậm kinh nguyệt
Tình trạng bị trễ kinh 1 tháng nếu kéo dài, các bạn cần đến gặp bác sĩ để hiểu hơn về tình trạng của mình.
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng kinh nguyệt mà các chị em đang gặp phải, khai thác tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình.
- Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện khám phụ khoa, nhằm kiểm tra những bất thường ở cơ quan sinh sản.
- Đối với chị em chưa từng có kinh nguyệt, bác sĩ sẽ kiểm tra ngực và cơ quan sinh dục để xem chị em có trải qua những thay đổi bình thường ở tuổi dậy thì hay không.
- Những bất thường về kinh nguyệt có liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể, do đó bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chị em thực hiện máu để cho ra những kết quả về việc có mang thai hay không, kiểm tra chức năng buồng trứng, xác định nồng độ nội tiết tố nam, chức năng tuyến giáp, prolactin,… trong cơ thể.
Tùy vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm máu mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định chị em tiến hành một số kiểm tra khác để tăng độ chính xác của chẩn đoán như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT),…
Các bạn cần đến gặp bác sĩ để hiểu hơn về tình trạng của mình
Cách khắc phục tình trạng trễ kinh 1 tháng
Bị trễ kinh 1 tháng có thai không? Trễ kinh 1 tháng có thể là dấu hiệu của việc mang thai, có vấn đề về bệnh lý hoặc tâm lý. Để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn nên thực hiện ngay những bước sau:
- Trước hết, hãy xác minh rằng bạn không mang thai bằng cách dùng que thử thai hoặc đến bác sĩ thăm khám để làm xét nghiệm máu. Mang thai có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm kinh, do đó việc xác minh điều này là quan trọng nhất.
- Nếu việc trễ kinh không phải do mang thai và hiện tượng này diễn ra nhiều lần hoặc diễn ra trong thời gian dài, bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân trễ kinh, để có hướng điều trị kịp thời.
- Tích cực xây dựng lối sống lành mạnh cũng như duy trì tinh thần ổn định và lạc quan. Thay đổi lối sống khoa học bằng cách không thức khuya, không làm việc quá sức.
- Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, cay nóng và các chất kích thích. Đồng thời, nên luyện tập thể dục thể thao vừa phải để có thể giữ cân nặng hợp lý. Hơn nữa, nên thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo quá sâu để tránh gây viêm nhiễm vùng kín, bệnh phụ khoa.
- Khám phụ khoa kịp thời sẽ giúp phát hiện bệnh và điều trị bệnh sớm.
Trong việc khắc phục hiện tượng trễ kinh 1 tháng, việc theo dõi sự thay đổi trong cơ thể và thảo luận với bác sĩ là điều quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, việc đặt ra câu hỏi và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia là quyết định đúng đắn để có thể bảo vệ tốt sức khỏe của bạn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.