Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn - có tốt cho bé không?
Trên thực tế, có rất nhiều gia đình cho trẻ sơ sinh bú sữa ngoài vì nhiều nguyên nhân như sữa mẹ chưa về hoặc không đủ cho con bú, trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng cao,… Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn có tốt không? Hãy để chúng tôi giải đáp cho bạn.
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé vẫn có thể bú sữa ngoài hoàn toàn hoặc kết hợp với sữa mẹ. Để biết trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn có tốt không, hãy tham khảo thông tin dưới đây.
Có nên cho trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn?
Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ tiêu hóa và sức khỏe rất nhạy cảm do đây là giai đoạn đầu đời, nhiều bộ phận chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Chính vì vậy, việc trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn được nhiều mẹ bỉm quan tâm, phân vân không biết có tốt cho con hay không.
“Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn hoặc kết hợp với sữa mẹ là phương án phù hợp để con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.”
Trên thực tế, có rất nhiều trẻ sơ sinh không thể bú sữa mẹ hoặc bú rất ít do cơ địa người mẹ sữa về muộn, lượng sữa về ít hơn nhu cầu của con. Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn hoặc kết hợp với sữa mẹ là phương án phù hợp để con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.
Sữa công thức hay sữa bột trẻ em là sản phẩm được nghiên cứu và kiểm nghiệm kỹ lưỡng, quy trình nghiêm ngặt giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng của trẻ. Hiện nay, có rất nhiều loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh và thành phần ngày càng được cải tiến tốt hơn. Thậm chí có những loại sữa gần như mô phỏng lại hoàn toàn thành phần cũng như hàm lượng dưỡng chất như trong sữa mẹ.
“Các axit béo, DHA, ARA có trong sữa mẹ đều đã được nghiên cứu để đưa vào sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy mà trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn hoặc kết hợp với sữa mẹ đều có khả năng giúp bé phát triển IQ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.”
Không chỉ vậy, sữa công thức còn có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn, tăng khả năng miễn dịch hiệu quả. Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn hoặc dùng kèm sữa mẹ còn giúp bé được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, giảm tốc độ tiêu hóa nên khoảng cách giữa các cữ bú của con cũng được kéo dài. Nhờ vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng dễ dàng hơn, không cần luôn luôn có mặt cạnh con để sẵn sàng cho con bú. Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của bé và được khuyên dùng trong nhiều trường hợp đặc thù.
Khi nào nên cho trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn?
Ngoài việc phân vân có nên cho trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn không, nhiều ông bố bà mẹ cũng muốn tìm hiểu thêm về các trường hợp được khuyến khích dùng sữa công thức. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, các chuyên gia khuyến nghị nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong tối thiểu 6 tháng đầu đời. Sau giai đoạn này, mẹ bỉm có thể cho con bú sữa mẹ hoặc kết hợp thêm với sữa ngoài cho đến khi bé được 1 tuổi.
Tuy khuyến nghị là vậy, nhưng không phải bà mẹ nào cũng có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Dưới đây là những đối tượng được khuyến khích sử dụng sữa ngoài:
- Mẹ bỉm không có sữa hoặc sữa tiết ra ít do cơ địa, chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, đang sử dụng thuốc,…, trẻ sơ sinh sẽ được khuyến khích bú sữa ngoài hoàn toàn để có đủ dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển.
- Trẻ em đẻ non, nhẹ cân hoặc thấp còi, mắc bệnh lý,… cần được bổ sung sữa công thức nhằm giúp trẻ tăng trưởng đều đặn.
- Mẹ bỉm không có điều kiện ở gần và cho con bú nên nguồn sữa công thức là cách hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Mẹ bỉm cần chăm sóc cùng lúc nhiều em bé, điển hình như trường hợp sinh đôi, sinh ba,…, nguồn sữa mẹ không đủ cho các con nên có thể dùng thêm sữa công thức.
Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn đúng cách
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn, bạn cần tuân thủ hướng dẫn dưới đây nhằm đảm bảo con bú sữa tốt và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chuẩn bị trước khi pha sữa
Trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu sữa công thức và dụng cụ, bình sữa khác nhau, phù hợp với từng đối tượng và giai đoạn phát triển của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn, mẹ bỉm nên ưu tiên chọn các loại núm vú, bình sữa và dụng cụ pha sữa được làm từ silicon hoặc chất liệu nhựa cao cấp, an toàn.
“Bố mẹ nên ưu tiên chọn bình bú và núm vú của thương hiệu lớn, uy tín, có chất lượng tốt và vật liệu an toàn, dễ vệ sinh, hạn chế hư hỏng.”
Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn cần chú ý chọn bình sữa chất lượng cao và an toàn.
Hướng dẫn pha sữa cho trẻ sơ sinh
Khi cần cho trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn, việc pha sữa cho con là điều quan trọng mà bố mẹ cần chú ý. Dưới đây là những bước trong cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung để con bú sữa được nhiều hơn.
Bước 1: Cần chuẩn bị trước 1 lít nước đun sôi để nguội còn khoảng 70 độ C là đạt chuẩn để pha sữa cho con.
Bước 2: Lau thật sạch khu vực bạn chuẩn bị tiến hành pha sữa.
Bước 3: Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn và lau khô tay trước khi pha sữa.
Bước 4: Bắt đầu khử trùng núm vú, bình sữa, nắp bình sữa,… Nếu có điều kiện bạn có thể dùng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng, nếu không bạn vẫn có thể nhúng dụng cụ qua nước nóng để vệ sinh.
Bước 5: Pha sữa theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất về tỷ lệ nước và bột sữa.
Bước 6: Sau khi lấy đủ lượng sữa bột bạn cần đậy chặt nắp hộp sữa để tránh côn trùng xâm nhập hoặc bột sữa tan hết.
Bước 7: Để tránh bé bị bỏng do bú sữa quá nóng, mẹ nên thử trước nhiệt độ sữa lên vùng cổ tay trước khi cho con bú.
“Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn không phải điều gì quá tồi tệ, thậm chí nhiều ông bố bà mẹ chủ động cho con uống sữa công thức thay vì sữa mẹ nữa đấy. Để đảm bảo sức khỏe của bé, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh bú sữa ngoài khi bé chưa qua 6 tháng tuổi.”
Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ? Cách giúp bé bú bình lại bình thường
Đôi khi, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài bằng bình có thể bỏ bú hoặc không chịu bú. Điều này có thể có nguyên nhân từ lựa chọn sai dụng cụ, cảm giác chán chường hay sự thay đổi trong công thức hoặc nhiệt độ sữa. Để giúp bé bú bình lại bình thường, bạn có thể thử áp dụng những phương pháp sau:
- Thay đổi nhiệt độ sữa: Đảm bảo sữa không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đổi loại bình sữa: Thử nghiệm với một loại bình sữa mới hoặc núm vú khác để xem bé có thích hơn hay không.
- Thử bú vào các thời điểm khác nhau: Bạn có thể thử cho bé bú khi bé cảm thấy thoải mái và tỉnh táo hơn.
- Đặt bé ở tư thế thoải mái: Hãy đảm bảo bé ở trong tư thế thoải mái và yên tĩnh khi bú.
Với những phương pháp trên, hy vọng bé sẽ chấp nhận bú bình và có thể bú một cách bình thường.
Câu hỏi thường gặp:
1. Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn có tốt cho sức khỏe không?
Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hoàn toàn có thể tốt cho sức khỏe nếu sữa công thức được chọn và pha chuẩn đúng tỷ lệ. Sữa công thức cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể giúp bé phát triển một cách toàn diện.
2. Sữa công thức có thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ?
Sữa công thức không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ, tuy nhiên, nếu không có khả năng cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, sữa công thức là một lựa chọn tốt để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
3. Khi nào nên chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức?
Đúng theo khuyến nghị của học viện nhi khoa Hoa Kỳ, bé nên được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau giai đoạn này, nếu không đủ sữa mẹ hoặc muốn kết hợp thêm với sữa công thức, có thể chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức.
4. Phải chọn loại sữa công thức nào cho trẻ sơ sinh?
Việc chọn loại sữa công thức phù hợp cho trẻ sơ sinh nên được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng. Mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần và chất lượng tốt, phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé.
5. Làm thế nào để trẻ sơ sinh chấp nhận sữa công thức?
Để trẻ sơ sinh chấp nhận sữa công thức, bạn có thể thay đổi nhiệt độ sữa, đổi loại bình sữa hoặc thử bú vào các thời điểm khác nhau. Đặt bé ở tư thế thoải mái và yên tĩnh cũng giúp bé bú sữa công thức dễ dàng hơn.
Nguồn: Tổng hợp
