Ung thư tủy sống - Hiểu biết và cách phòng ngừa
Ung thư tủy sống là căn bệnh có vẻ hiếm gặp nhưng nó lại rất nguy hiểm. Ung thư tủy sống là bệnh gì? Những đối tượng nào dễ mắc căn bệnh ung thư tủy sống? và cách phòng bệnh ra sao là những câu hỏi của rất nhiều người. Vì ung thư tủy sống ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh, nên triệu chứng ung thư tủy dễ nhận biết nhất của căn bệnh này là cảm giác đau lưng và mất cảm giác ở vùng thắt lưng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh ung thư tủy sống và cách mà chúng ta phòng ngừa căn bệnh này là như thế nào các bạn nhé.
Các thông tin khái quát về Ung thư tủy sống
Ung thư tủy sống là gì?
Ung thư tủy sống là một dạng ung thư máu bắt đầu từ tủy, ảnh hưởng đến quá trình tạo ra các tế bào máu. Ung thư tủy thường không gây ra cục u hoặc khối u. Thay vào đó, nó làm hỏng xương và ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.
Bệnh nhân ung thư tủy sống
Vậy tại sao ung thư tủy sống lại ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào màu ?
– Vì tủy sống là các mô mềm, xốp nằm trong xương lấp đầy trung tâm xương. Nhiệm vụ chính của tủy là tạo ra các tế bào máu: Hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. vì vậy khi tủy sống có vấn đề chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất các tế bào máu.
Triệu chứng nhận biết khi mắc bệnh là gì?
– Xương khớp thường xuyên bị đau nhức
– Bầm tím, chảy máu thường xuyên.
– Mờ mắt, chóng mặt, đau đầu
– Triệu chứng tăng canxi máu: chán ăn, mệt mỏi, táo bón, nôn ói, thậm chí lú lẫn.
– Dễ bị xuất huyết dưới da, chảy máu răng, mũi bởi tình trạng suy giảm tiểu cầu,…
– Toát mồ hôi nhiều bất thường đặc biệt là ban đêm, chán ăn, sụt cân nhanh, có thể xuất hiện những hạch ngoại vi.
– Sốt cao dài ngày không khỏi, không rõ nguyên nhân bị sốt, thường xuyên nóng sốt hoặc bị lạnh run
– Tổn thương tủy xương gây nên triệu chứng thiếu máu: bệnh nhân mệt mỏi, da xanh tái, nhợt nhạt.
– Dễ bị nhiễm trùng, nổi hạch (ở cổ, nách, háng, bẹn,..) vết thương lâu lành do cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.
– Bệnh nhân ung thư tủy thường xuyên thấy mệt mỏi, căng thẳng, không còn sức khỏe để làm việc, học tập. Tình trạng sẽ càng nguy hiểm nếu bạn vẫn ăn uống và rèn luyện điều độ vì rất có thể bạn bị ung thư xương hoặc các bệnh lý khác trong cơ thể.
Những đối tượng nào dễ mắc căn bệnh Ung thư tủy sống này?
- Hút thuốc
- Tiếp xúc lâu dài với một số loại hóa chất như benzene
- Điều trị bằng các thuốc trị bệnh ung thư khác
- Tiếp xúc bức xạ, ngay cả với liều thấp như chụp X-quang hoặc chụp CT
- Một số vấn đề về máu
- Tiền sử gia đình mắc bệnh này.
- Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi.
- Nam giới thường phổ biến hơn nữ giới.
- Các hội chứng bao gồm hội chứng Down, thiếu máu Fanconi hoặc các hội chứng di truyền khác
- Mắc một dạng bệnh về tủy xương khác
- Tiếp xúc với bức xạ liều cao (có thể xảy ra do điều trị ung thư trước đó)
- Thuốc hóa trị và các hóa chất khác
- Liệu pháp ức chế miễn dịch
Yếu tố nguy cơ là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Các loại ung thư khác nhau có các yếu tố rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn có yếu tố nguy cơ không có nghĩa bạn sẽ bị bệnh. Nếu bạn có sự nghi ngờ về các yếu tố nguy cơ trên hãy liên hệ với bác sĩ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm máu. Bác sĩ tư vấn cho bạn hướng điều trị sớm nhất nếu lỡ bạn mắc căn bệnh này.
Vậy cách để chúng ta phòng tránh bệnh Ung thư tủy sống là gì?
- Chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: Cũng giống như các loại ung thư khác. Không có một chế độ ăn cụ thể nào để tránh được căn bệnh ung thư này. Nhưng chúng ta có thể xây dựng một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được các loại bệnh ung thư nói chung: thường xuyên tập thể dục, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, rượu bia nhiều, không ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá mỗi ngày
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên: Đây là việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phát hiện những dấu hiệu tiền ung thư. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn những phương pháp điều trị ung thư tủy kịp thời, tránh nguy cơ tế bào di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Thường xuyên sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Kết luận
Ung thư tủy sống là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng hiểu biết về các yếu tố nguy cơ và triệu chứng sẽ giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm. Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục đều đặn và tránh xa các yếu tố gây hại như thuốc lá và hóa chất độc hại. Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.