Vì sao phụ nữ khi mang thai thèm chua?
Phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ thường xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, buồn ngủ, kén ăn. Nghén chua khi mang thai cũng khá thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Vì sao bà bầu thèm đồ chua?”
Vì sao bà bầu thèm ăn chua?
Nguyên nhân bà bầu thích ăn chua
Do thay đổi nội tiết tố
Cụ thể khi mang thai, cơ thể mẹ cần đáp ứng những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cơ thể mẹ lúc này cũng tiết ra những hormone cần thiết, trong đó có 1 loại hormone gonadotropin từ màng đệm nhau thai bài tiết, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hormone này khống chế acid dạ dày bài tiết, gây giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày và giảm thấp khả năng tiêu hóa của mẹ bầu (ốm nghén có thể cũng từ đó mà ra).
Vì vậy bà bầu thích ăn chua là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trong giai đoạn này, là cách giúp cơ thể cân bằng lượng acid bị khống chế giảm bớt.
Do buồn nôn, ốm nghén hoặc chán ăn
Buồn nôn, ăn ít, chán ăn,… là các dấu hiệu ốm nghén thường thấy đầu thai kỳ. Mẹ bầu thường gặp khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa, nó còn khiến phát sinh cảm giác “sợ ăn” của mẹ bầu.
Tuy nhiên, khi ăn các loại quả chua như mận, cóc, nho chua, dâu,… mẹ lại cảm thấy dễ chịu, ngon miệng và kích thích thèm ăn hơn. Là bởi vì trong các thực phẩm đó có chứa acid có thể kích thích dạ dày bài tiết dịch dạ dày, nâng cao hoạt tính của men tiêu hóa, thúc đẩy ruột co bóp. Từ đó mẹ bầu tăng cảm giác thèm ăn và tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Đồ chua giúp giảm tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân khác
Có thể hiểu lý do cơ thể mẹ nghén chua là do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này, hệ tiêu hóa phát tín hiệu cho mẹ cần tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là chất chua. Đây là một phản ứng sinh lý của cơ thể khi mang thai. Khi bạn vận động nhiều hay khi trời nóng bức, cơ thể mất nước lập tức sản sinh cảm giác thèm và muốn uống nước. Việc thèm chua của bà bầu cũng tương tự như thế.
Như vậy, việc mẹ bầu bị nghén đồ chua hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà chính là tín hiệu cho thấy cơ thể và thai nhi đang cần bổ sung dưỡng chất.
Tác dụng của đồ chua cho bà bầu
Thông thường, nghén đồ chua ở phụ nữ mang thai xuất hiện ở tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, đây là thời điểm mẹ dễ bị ốm nghén, buồn nôn, chán ăn. Những thực phẩm chua giúp mẹ giảm ốm nghén, cảm thấy dễ chịu, ngon miệng và kích thích thèm ăn hơn, tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, men acid từ thực phẩm chua giúp hấp thụ phân giải sắt bậc cao tốt hơn, giúp bé dễ hấp thụ và sử dụng. Chất chua cũng giữ vai trò quan trọng trong hình thành canxi phát triển xương ở thai nhi; tăng sức đề kháng; cung cấp vitamin C tốt cho sự hình thành các bộ phận, tế bào quan trọng của thai nhi.
Tuy nhiên, việc chỉ ăn chua hoặc ăn quá nhiều đồ chua sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt những chất cần thiết nhất cho thai nhi, khiến thai nhi không thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Bản thân cơ thể mẹ khi ăn quá nhiều đồ chua cũng dễ bị đau dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy mẹ cần ăn kết hợp thực phẩm chua với các loại thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng.
Lưu ý về chế độ ăn cho mẹ bầu bị nghén chua
Phụ nữ mang thai bị nghén chua thèm các thực phẩm chua có chứa nhiều vitamin C, có thể thỏa mãn cơn thèm này nhưng cần lưu ý:
- Chọn thực phẩm chua là các loại trái cây, rau xanh tươi để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác.
- Không dùng trực tiếp nước cốt chanh hoặc thực phẩm quá chua.
- Sử dụng thức ăn chua ở mức độ vừa phải.
- Nếu uống nước chanh, nước cam, bưởi hoặc quất cần pha thêm đường vừa đủ để tránh gây hại dạ dày.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm lên men hoặc ủ muối.
Hãy nhớ rằng thực phẩm chua chỉ là một phần dinh dưỡng cần cung cấp cho mẹ trong giai đoạn mang thai mà thôi, hãy kết hợp với các thực phẩm chứa đạm, vitamin, sắt,…
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho mẹ bầu biết được lý do vì sao mình lại bị thèm đồ chua và biết cách lựa chọn thực phẩm hợp lý, tự tin có một thai kỳ khỏe mạnh.