Viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng da hay viêm da ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải do da bé còn quá mỏng manh, chưa kịp thích nghi với các tác nhân gây bệnh. Viêm da là một danh từ khá chung để chỉ phản ứng của da đối với những tác nhân bên ngoài rất thường gặp ở trẻ em. Vậy viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Đặc điểm của viêm da ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng da hay viêm da ở trẻ sơ sinh là một thuật ngữ chung để chỉ phản ứng của da đối với các tác nhân bên ngoài thường gặp ở trẻ em. Theo chuyên gia, các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh thường là những bệnh liên quan trực tiếp đến cơ địa dị ứng. Nếu biết cách điều trị và chăm sóc tốt thì bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng và biến chứng khá nguy hiểm.
Các dạng viêm da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Viêm da mủ là một dạng viêm da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có cả trẻ nhỏ. Bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi cơ thể bé tiết ra nhiều mô hôi, tạo điều điều trị thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ xuất hiện từng đám mụn mủ trên da, hay tái phát gây ra những tổn thương cho làn da của bé.
Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ hay Eczema là tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh gây nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Eczema hay xuất hiện trên vùng da trên da đầu và trên mặt của trẻ sơ sinh nhưng đôi khi nó cũng xuất hiện tại những vùng da khác trên toàn thân. Theo thống kê có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị chàm dị ứng, 65% phát sinh trong giai đoạn trước 1 năm tuổi.Viêm da ở trẻ sơ sinh do dị ứng tạo nên một vùng da sần khô, bong tróc, đôi khi có vảy và có thể xuất hiện những mụn nhỏ li ti màu đỏ. Những mụn này bị vỡ nước khi trầy xước hoặc gãi. Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau đó tự biến mất mà không cần điều trị, nhưng do triệu chứng nó gây ra kèm theo ngứa rát rất khó chịu đối với trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một bệnh mãn tính tiến triển thành từng đợt, xuất hiện ở những trẻ có tiền sử người thân đã mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như viêm xoang dị ứng, mề đay, hen suyễn….
Trẻ sơ sinh bị viêm da đầu
Viêm da đầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn cũng là một bệnh ngoài da mãn tính, do tác động của Androgen (nội tiết tố kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn) từ mẹ truyền sang nhau thai. Chính vì thế, có rất nhiều trẻ mắc bệnh viêm da này. Viêm da đầu còn là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị viêm da thể tạng
Viêm da ở trẻ sơ sinh bị chàm thể tạng (hay viêm da thể tạng) là một bệnh da mãn tính, gây ngứa, bùng phát theo đợt. Đây là một bệnh lý phức tạp do tác động từ nhiều tác nhân, gây nên hai sự bất thường:
- Khiếm khuyết ở hàng rào da (do thiếu filaggrin), làm cho da trở nên khô và nhạy cảm một cách bất bình thường đối với mọi loại kích ứng.
- Xu hướng nhạy cảm với các dị ứng nguyên IgE, gây ra phản ứng miễn dịch quá mức.
Viêm da mặt ở trẻ sơ sinh
Loại viêm da này bùng phát khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên xung quanh môi trường, khiến da bé nổi nhiều mụn nước, phát ban thành các mảng đỏ. Vị trí thường nổi mụn nhiều nhất là hai bên má, trán, cằm, vùng tai… Viêm da dị ứng dạng này gây ngứa, thường kéo dài khoảng 2 3 tuần, có thể khiến da bị nứt nẻ, khô ráp, tróc vảy. Nếu chạm vào mụn nước sẽ gây đau rát.
Viêm da tiếp xúc
Loại viêm da này thường xuất hiện khi các vùng da trên cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như xà phòng, tinh dầu, chất độc hại… Biểu hiện là nổi phát ban trên da, phát ban đỏ, nóng, có nọc, ngứa ngáy hoặc phồng to lên.
Triệu chứng viêm da ở trẻ sơ sinh
Tùy theo từng loại viêm da ở trẻ sơ sinh mà có các biểu hiện khác nhau.
- Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.
- Giai đoạn bán cấp: thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.
- Giai đoạn mãn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.
Trong trường hợp không được chữa trị tốt có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, có mủ, đau rát, lở loét ở bất cứ vị trí da trên cơ thể nếu bị tổn thương.
Bệnh viêm da nếu không chữa sớm rất có thể chúng không tự khỏi mà để lại những di chứng nặng nề do các vết viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ – nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh.
Khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng khó có thể khắc phục. Bé bị viêm da sẽ có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau
Biểu hiện thường gặp của viêm da ở trẻ là nổi mụn và ngứa ngáy. Chúng không quá đáng lo. Tuy nhiên, nếu con có những biểu hiện dưới đây thì ba mẹ nên đưa bé đi khám:
- Trẻ bị mất ngủ.
- Đau nhiều vùng da bị viêm.
- Ảnh hưởng đến khả năng nhìn.
- Da bị nhiễm trùng nặng, chảy mủ, xuất hiện các vệt đỏ.
Chẩn đoán viêm da ở trẻ sơ sinh
Việc điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh sẽ khó khăn hơn so với người lớn. Bởi đối tượng này có cơ địa nhạy cảm, nếu không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng. Trước khi bước vào điều trị, bé cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp và hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Các phương pháp chẩn đoán viêm da trẻ sơ sinh thường gặp như:
- Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ tiến hành quan sát thực thể kết hợp với thông tin liên quan đến bệnh tình của bé, tiền sử bệnh lý gia đình. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ.
- Xét nghiệm: Tiến hành xét nghiệm tế bào da. Xét nghiệm này nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm da
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng cho bé là thuốc bôi da giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng… Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không được tự ý mua thuốc về bôi hay cho con uống mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Các biện pháp không can thiệp thuốc
- Mẹ nên làm sạch da trẻ hằng ngày bằng các sữa tắm diệt khuẩn có độ pH phù hợp, tránh gây kích ứng.
- Thay tã thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng/lần, nhất là không để trẻ mặc bỉm có phân hoặc nhiều nước tiểu quá lâu. Lưu ý lau khô vùng bẹn, mông sau khi bé đại tiện, tiểu tiện.
- Khâu chọn bỉm, tã cũng rất quan trọng. Mẹ nên chọn loại có chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng, mềm mại, kích cỡ phù hợp.
- Trước khi quấn tã cho bé, mẹ có thể bôi thuốc mỡ để bảo vệ vùng da nhạy cảm phải tiếp xúc lâu với tã. Theo đó, thuốc mỡ mẹ chọn nên là loại lành tính, không chứa chất bảo quản, tạo mùi, tạo màu.
- Cho trẻ uống nhiều nước, cung cấp đủ các dưỡng chất giàu dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, các chất xúc tác từ môi trường bên ngoài.
- Lựa chọn các chất liệu vải quần áo thô, mát, mỏng nhẹ, không nên cho trẻ mặc những loại quần áo chứa nhiều chất tạo màu công nghiệp.
Bệnh viêm da ở trẻ là căn bệnh không gây lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng không vì thế mà các mẹ chủ quan để dẫn đến những tác hại khó lường. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh da cần khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.