Viêm gan mạn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tổng quan chung về viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Viêm gan mạn tính có thể gây ra bởi virus viêm gan C, virus viêm gan B, gan nhiễm mỡ không do rượu hay bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn hoặc viêm gan do thuốc, ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như viêm đường mật nguyên phát, rối loạn tuyến giáp,… Ở nhiều người ình trạng viêm khá nhẹ và không gây tổn thương gan đáng kể, tuy nhiên một số người lại có tình trạng viêm liên tục gây tổn thương gan, dẫn đến xơ gan từ từ và có thể gây ung thư gan.
Triệu chứng viêm gan mạn tính
Triệu chứng lâm sàng của viêm gan mạn tính là khác nhau. Khoảng một phần ba trường hợp phát triển sau viêm gan cấp tính. Viêm gan mạn tính thường tiến triển từ từ và hầu nhưng không xảy ra triệu chứng dồn dập như viêm gan cấp tính trong thời gian đầu. Bệnh nhân có tình trạng khó chịu, chán ăn và mệt mỏi, đôi khi có sốt nhẹ và khó chịu vùng bụng trên điều này dễ nhầm tưởng qua các vấn đề sức khỏe khác.
Khi bệnh tiến triển sẽ gặp những triệu chứng như:
- Các triệu chứng xơ gan, ví dụ: lá lách to, các mạch máu hình mạng nhện nhỏ, đỏ phần lòng bàn tay
- Cổ trướng, vàng da, ngứa ngáy
- Rối loạn đông máu do tổn thương gan không tổng hợp đủ protein đông máu
Trong viêm gan tự miễn, đặc biệt ở phụ nữ trẻ, các triệu chứng có thể liên quan đến gần như các cơ quan nào, bao gồm mụn trứng cá, vô kinh, đau khớp, viêm loét đại tràng, xơ phổi, viêm tuyến giáp, viêm thận và thiếu máu tan huyết.
Viêm gan C mãn tính đôi khi kết hợp với liken phẳng, viêm niêm mạc, viêm thận tiểu cầu, bệnh máu khó đông và u lympho tế bào B không phải Hodgkin.
Các triệu chứng của chứng cryoglobulin huyết bao gồm mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, bệnh thần kinh, viêm thận tiểu cầu và phát ban (chứng mày đay, ban xuất huyết, viêm mạch hủy bạch cầu); chứng cryoglobulin huyết không triệu chứng thường gặp hơn.
Nguyên nhân gây ra viêm gan mạn
Những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm gan mạn như:
- Virus viêm gan B
- Virus viêm gan C
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH)
- Bệnh gan liên quan đến rượu
Khoảng 5 – 10% trường hợp viêm gan B ở người lớn và khoảng 90% trẻ sơ sinh diễn biến thành viêm gan mạn tính, ít nhất 75% trường hợp viêm gan C cấp tính trở thành mạn tính. Mặc dù cơ chế dẫn đến viêm gan mạn tính chưa được làm rõ, nhưng có thể xác định mức độ tổn thương gan bằng phản ứng miễn dịch của người bệnh với virus.
Viêm gan E hiếm khi phát triển thành viêm gan mạn tính
Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như:
- Viêm gan tự miễn do tổn thương tế bào gan qua trung gian miễn dịch chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh viêm gan không do virus hoặc gan nhiễm mỡ
- Viêm gan đường mật nguyên phát
- Bệnh Wilson ở trẻ em và thanh niên
- Rối loạn tuyến giáp
Đối tượng nguy cơ
- Không được tiêm vaccine ngừa viêm gan A, viêm gan B
- Truyền dọc từ mẹ bị viêm gan virus sang con, đặc biệt là viêm gan B
- Tiếp xúc với máu của người bệnh viêm gan
- Người có thói quen ăn đồ chưa được đun sôi, nấu chín
- Uống rượu trong thời gian dài
- Quan hệ tình dục không an toàn
Chẩn đoán
Các xét nghiệm bệnh viêm gan tương thích:
- Xét nghiệm huyết thanh virus viêm gan
- Có thể sử dụng tự kháng thể, globulin miễn dịch, mức độ alpha-1 antitrypsin và các xét nghiệm liên quan khác
- Có thể sử dụng sinh thiết gan để chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh lý gan
- Albumin huyết thanh, số lượng tiểu cầu và thời gian prothrombin/tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (PT/INR)
- Siêu âm vùng bụng để xác định độ cứng của mô gan
Bệnh nhân có bất kỳ một trong số các biểu hiện sau có thể nghĩ đến viêm gan mạn tính:
- Các triệu chứng và dấu hiệu gợi ý
- Nồng hộ aminotransferase tăng bất ngờ
- Đã từng được chẩn đoán viêm gan cấp tính trước đây
- Ngoài ra, đối với bệnh nhân không có triệu chứng, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh khuyến cáo nên làm xét nghiệm cho tất cả người lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi ít nhất 1 lần về viêm gan C.
Các xét nghiệm về gan:
- Cần xét nghiệm gan nếu trước đó chưa được xét nghiệm bao gồm ALT huyết thanh, AST, phosphatase kiềm và bilirubin máu.
- Tăng ALT và AST thường là những bất thường đặc trưng nhất trong xét nghiệm, ALT thường cao hơn AST. Mức aminotransferase có thể bình thường trong suốt thời gian bị viêm gan mạn tính nếu bệnh ở thể không hoạt động, đặc biệt ở bệnh nhân nhiễm HCV và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
- Phosphatase kiềm thường bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ đôi khi cũng tăng cao bất thường, đặc biệt trong viêm đường mật nguyên phát.
- Bilirubin thường bình thường ngoài trừ khi tình trạng bệnh nặng hoặc tiến triển.
Trẻ em và thanh niên được kiểm tra bệnh Wilson bằng cách đo mức độ ceruloplasmin.
Phòng ngừa bệnh viêm gan mạn
Bạn có thể tự chủ động nâng cao sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ gặp phải viêm gan mạn nhờ vào những phương pháp sau:
- Tiêm vaccine phòng viêm gan A và viêm gan B đặc biệt vaccine viêm gan B nên được tiêm trong những tháng sơ sinh đầu đời và mũi kháng huyết thanh viêm gan B và vaccine viêm gan B trong 24 giờ sau sinh nếu sinh ra từ mẹ có HBsAg dương tính
- Thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
- Tránh sử dụng những vật dụng cá nhân chung. Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ xuyên trích qua da
- Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của người bệnh nhiễm virus viêm gan
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu
- Không uống nhiều rượu bia
- Tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi khoa học
- Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh nếu có
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn biến của viêm gan mạn tính:
- Kiêng uống rượu bia, đặc biệt đối với bệnh gan do rượu thì kiêng tuyệt đối rượu
- Viêm gan B và C được điều trị bằng thuốc kháng virus nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
- Nếu bị viêm gan C nên tiêm chủng ngừa viêm gan A và B trừ khi đã có miễn dịch với 2 loại virus này.
- Những người bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường cần giảm cân và tập thể dục thường xuyên hơn, kiểm soát lượng đường trong máu tốt có thể giúp giảm tích tụ chất béo và viêm nhiễm trong gan.
- Corticosteroid là phương pháp điều trị chính đối với bệnh gan tự miễn tuy nhiên nó cũng có nhiều tác dụng không mong muốn nên cần dùng thuốc đúng liều vào thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu bị viêm gan mạn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ tổn thương gan và hàm lượng paracetamol được sử dụng nếu có.
- Xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh đối với bệnh nhân viêm gan mạn tính là rất quan trọng. Điều này giúp bệnh nhân có thể chống lại sự mệt mỏi, cải thiện sức khoẻ tổng thể. Nếu có dấu hiệu tích nước có thể giảm bớt lượng muối sử dụng để tránh tích tụ chất lỏng. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học:
- Ăn nhiều rau xanh, rau củ quả
- Uống nhiều nước
- Hạn chế các đồ chiên xào, thức ăn nhanh
- Bổ sung các chất béo lành mạnh như dầu oliu, các loại hạt, dầu hướng dương…
- Không uống rượu bia
- Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo, yến mạch,… chứa nhiều protein, tốt cho người bệnh gan
Điều trị viêm gan mạn như thế nào
Các Phương Pháp Điều Trị
Điều trị viêm gan mạn tính tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Điều Trị Thuốc
Thuốc Kháng Virus: Đối với viêm gan B hoặc C, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus như tenofovir, entecavir cho viêm gan B hoặc sofosbuvir, ledipasvir cho viêm gan C.
Thuốc Điều Trị Viêm Gan Tự Miễn: Corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng để điều trị viêm gan tự miễn.
Thay Đổi Lối Sống
Dinh Dưỡng: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ, và hạn chế các thực phẩm có hại cho gan.
Nghỉ Ngơi: Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và giảm stress để hỗ trợ quá trình hồi phục của gan.
Theo Dõi Sức Khỏe
Theo Dõi Định Kỳ: Thực hiện các xét nghiệm máu và hình ảnh định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và hiệu quả của điều trị.
Điều Trị Các Biến Chứng
Xơ Gan và Ung Thư Gan: Nếu viêm gan mạn tính dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan, bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.