Viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thính lực và sức khỏe của trẻ.
Viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Viêm tai giữa là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa, thường đi cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên, thường hay gặp ở trẻ nhỏ.
Khi trẻ bị viêm tai giữa, tai giữa có thể chứa đầy mủ, tạo áp lực vào màng nhĩ gây đau buốt và ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Viêm tai giữa ở trẻ em
Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em
- Có thể là do virus hoặc vi khuẩn. Nhiễm vi khuẩn thường phức tạp do nhiễm khuẩn thứ phát.
- Ở trẻ sơ sinh, khuẩn que Gram âm trong ruột, đặc biệt Escherichia coli, và Staphylococcus aureus gây ra viêm tai giữa cấp.
- Ở trẻ lớn hơn và trẻ < 14 tuổi, vi khuẩn phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae, Moraxella (Branhamella) catarrhalis, và Haemophilus influenzae không định type; các nguyên nhân ít phổ biến hơn là Liên cầu tan huyết beta nhóm A và S. aureus.
- Ở bệnh nhân > 14 tuổi, S. pneumoniae, liên cầu tan huyết beta nhóm A, và S. aureus là phổ biến nhất, theo sau là H. influenzae.
- Do cấu trúc tai của trẻ em chưa hoàn thiện. Ống thính giác ở trẻ sơ sinh thường ngắn, rộng và nằm ngang nên tai của trẻ dễ bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Polyp trong tai làm che lấp phần tai giữa
- Trẻ bị ốm, ho, sốt, cảm lạnh khiến cho đờm, dịch mũi lây sang tai
- Trẻ bị dị ứng thời tiết hoặc thức ăn
- Trẻ sống trong môi trường có khói bụi hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá
- Nước vào trong tai nhưng không vệ sinh sạch cho trẻ; vệ sinh tai cho trẻ không đúng cách
- Mẹ cho trẻ bú sữa ở tư thế nằm, làm cho trẻ bị sặc sữa lên mũi, trào sang tai gây viêm.
- Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ. Vì trong sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng cùng với các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
- Sốt cao trên 39 độ C, đau đầu.
- Trẻ không cho bố mẹ chạm vào tai vì đau.
- Trẻ dùng tay dụi hoặc kéo vành tai rồi khóc.
- Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc.
- Trẻ chán ăn, ăn không ngon.
- Trẻ bị tiêu chảy.
- Dịch vàng hoặc mủ chảy ra ống tai.
- Trẻ phản ứng kém với âm thanh.
- Trẻ mất thăng bằng dễ ngã khi đi
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Các biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em
- Thủng màng nhĩ:
- Thủng màng nhĩ không quá to thì bệnh vẫn có khả năng tự lành.
- Khi không được điều trị thì viêm tai giữa cấp sẽ tiến triển thành mạn tính, khả năng tự liền của màng nhĩ không còn, khả năng nghe vì thế suy giảm hoặc thậm chí có thể biến mất vĩnh viễn.
- Viêm tai giữa mạn tính:
- Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy: tai chảy mủ dai dẳng kèm ù tai, nghe kém, thi thoảng bị nhói đau tai. Hầu hết những trường hợp mắc biến chứng này không sốt, không tổn thương xương và cũng không gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương (viêm tai giữa hồi viêm): bệnh xuất hiện khi có sự kết hợp xen kẽ với các đợt viêm rầm rộ. Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao, đau đầu ngày càng mạnh, đau tai, chảy mủ thối ra ngoài tai,…
- Các thành phần bên trong tuyến giữa tai bị hoại tử:
- Điếc vĩnh viễn.
- Trẻ bị mất khả năng giữ thăng bằng, thường xuyên cảm thấy chóng mặt vì tai trong bị viêm nhiễm.
- Liệt dây thần kinh số 7 do nó chạy qua tai giữa, lâu dần người bệnh bị liệt mặt và mất hoàn toàn cảm giác ở mặt.
- Viêm xương chũm:
- Xương chũm bị thủng ra ngoài nên xuất hiện tình trạng viêm xương chũm xuất ngoại với các biểu hiện: rò dịch, mủ viêm ra phía sau tai.
- Viêm màng não, viêm não, áp xe não khiến cho trí tuệ của trẻ chậm phát triển, liệt dây thần kinh và thậm chí còn gây tử vong.
Kết luận
Các triệu chứng về tai mũi họng ở trẻ thường được coi là không nghiêm trọng, vì vậy cha mẹ hay chủ quan, lơ là với các triệu chứng trẻ gặp phải. Hậu quả là việc chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng không chỉ ảnh hưởng sức nghe mà còn có thể đe dọa tính mạng trẻ nhỏ. Vì điều này, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện thăm khám khi thấy trẻ có các triệu chứng viêm tai giữa kéo dài hơn một tuần không tự khỏi, không nên tự điều trị bằng kháng sinh tại nhà. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh khi điều trị các bệnh nhiễm trùng sau này.