Viêm tụy: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Viêm tụy hay còn được gọi là viêm tuyến tụy, đây là một bệnh lý vừa tác động xấu đến hệ tiêu hóa vừa khiến sức khỏe bạn chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, việc tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị viêm tụy sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh viêm tụy là gì?
Tụy là một bộ phận phẳng, dài và nằm ẩn phía sau dạ dày, bên cạnh ruột non ở bụng trên. Nhiệm vụ của tụy chủ yếu là phóng thích men tiêu hóa vào ruột non nhằm giúp quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như tiết ra hormone insulin và glucagon điều chỉnh lượng đường huyết (glucose) cho cơ thể. Vậy, viêm tụy là gì? Đây là thuật ngữ mô tả tình trạng tuyến tụy bị viêm, lâu dài sẽ khiến người bệnh gặp một số biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm tụy sẽ được chia làm 2 nhóm chính, gồm có:
- Viêm tụy cấp: Đây là tình trạng bệnh phát triển nhanh trong khoảng thời gian ngắn và phát sinh thêm nhiều triệu chứng. Đối với viêm tụy cấp có thể tự khỏi, nhưng cũng có trường hợp bệnh dẫn đến các biến chứng gây tử vong.
- Viêm tụy mạn: Ngược lại với viêm tụy cấp, viêm tụy mạn sẽ phát triển lâu dài, tác động xấu đến cấu trúc và chức năng của tuyến tụy. Nguyên nhân gây nên viêm tụy mạn là do thói quen uống nhiều rượu bia và các triệu chứng sẽ dần xuất hiện một cách đột ngột.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tụy
Theo các chuyên gia sức khỏe, một số triệu chứng viêm tụy mà người bệnh sẽ gặp phải như:
- Bị sốt.
- Tim đập nhanh.
- Buồn nôn và nôn.
- Bụng bị sưng hay có cảm giác chướng bụng.
- Cảm giác đau bụng ở khu vực thượng vị kéo dài đến lưng. Đặc biệt, sau khi người bệnh ăn các thực phẩm giàu chất béo thì cường độ mỗi lần đau sẽ tăng dần lên.
- Cân nặng giảm sút hay suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy
Phần lớn các nguyên do gây nên bệnh viêm tụy đều xuất phát từ chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hàng ngày của cá nhân, như:
- Có các thói quen xấu: Sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia,…
- Gặp vấn đề về sức khỏe: Chấn thương bụng, khối u phát sinh ở khu vực tuyến tụy, bị sỏi mật, xơ năng, tăng canxi máu, tăng triglycerid, bị nhiễm trùng, mắc cường cận giáp,…
- Bị bệnh do một số yếu tố khác: Tiền sử bệnh của gia đình, tác dụng phụ của thuốc, gặp biến chứng sau phẫu thuật ổ bụng, nội soi ngược dòng (được dùng khi điều trị sỏi mật,…)
Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?
Trong thực tế, những biến chứng do bệnh viêm tụy rất hiếm xảy ra. Nhưng chúng không có nghĩa là không có, ngược lại một số bệnh nhân sẽ gặp các vấn đề như:
- Cơ thể bị suy dinh dưỡng.
- Tổn thương thận.
- Ung thư tuyến tụy hay nhiễm trùng.
- Đái tháo đường.
Cách chẩn đoán và điều trị viêm tụy
Sau khi đã biết được bệnh viêm tụy là gì cũng như các triệu chứng viêm tụy, liệu bệnh này có chữa được không? Câu trả lời là CÓ, thật ra đây là một căn bệnh không quá hiếm gặp và có thể điều trị dứt điểm bằng các phương pháp:
- Xét nghiệm phân đối với viêm tụy mạn nhằm để đo nồng độ chất béo, từ đó đánh giá được khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Dùng phương pháp xét nghiệm máu để đo hàm lượng enzyme do tụy sản sinh ra.
- Chụp CT và siêu âm để tìm kiếm sỏi mật, đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Nội soi nhằm kiểm tra tình trạng viêm hay tình trạng tắc nghẽn trong ống tụy và ống mật.
- Chụp MRI để xác định các dấu hiệu bất thường ở tuyến tụy và túi mật.
Cách phòng ngừa bệnh viêm tụy
Như Pharmacity đã chia sẻ phía trên, nguyên nhân gây nên viêm tụy xuất phát từ thói quen sống của mỗi cá nhân. Vì thế, tuy bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn được bệnh nhưng vẫn có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh nếu:
- Tránh xa các thức uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt,…
- Hạn chế hút thuốc lá một cách tối ưu.
- Duy trì sức khỏe và vóc dáng bằng cách cân bằng chế độ ăn dinh dưỡng, giảm cân khi cần thiết.
- Ưu tiên những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít béo và ít tinh bột nhằm giúp phòng ngừa sỏi mật.
Nhìn chung, bệnh viêm tụy là một trong những bệnh lý có diễn biến phức tạp, dễ khởi phát đột ngột nếu không có hướng điều trị phù hợp. Vì vậy, việc chủ động theo dõi sức khỏe cơ thể là một điều rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh cũng như giúp bạn có một lối sống khoa học hơn!