Viêm tuyến vú có nguy hiểm không?
Viêm tuyến vú là tình trạng viêm đau ở mô vú và có thể dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn. Đây là một tình trạng khá phổ biến, trung bình cứ 10 người mẹ đang cho con bú thì có 1 người bị viêm tuyến vú.
Do bị viêm, người bị viêm tuyến vú có thể bị đau vú, căng tức, đôi khi bị sốt, lạnh.
Đối tượng nguy cơ mắc viêm tuyến vú
Viêm tuyến vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, nhưng không chỉ với đối tượng, bệnh cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ không cho con bú và thậm chí viêm tuyến vú ở nam giới cũng có thể gặp phải.
Nguyên nhân thường gặp của viêm tuyến vú là do ống dẫn sữa bị tắc. Sự tắc nghẽn gây ra tình trạng ứ sữa, khi sữa tiết ra không chảy ra ngoài trong quá trình trẻ bú và đọng lại trong vú.
Các nguyên nhân khác có thể gây viêm tuyến vú bao gồm:
- Ống dẫn sữa bị tắc: Nếu vú không hoàn toàn trống rỗng khi cho con bú, một trong các ống dẫn sữa của người mẹ có thể bị tắc. Sự tắc nghẽn khiến sữa ứ lại, dẫn đến nhiễm trùng vú.
- Vi khuẩn xâm nhập vào vú của người mẹ: Vi khuẩn từ bề mặt da của người mẹ và miệng của bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua vết nứt trên da núm vú hoặc qua lỗ ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú không được hút hết sẽ là nơi sinh sản của vi khuẩn.
- Viêm vú mãn tính và ung thư biểu mô viêm: Viêm vú mãn tính thường xuất hiện ở phụ nữ không cho con bú. Ở phụ nữ mãn kinh, nhiễm trùng vú có thể liên quan đến tình trạng viêm mạn tính của các ống dẫn dưới núm vú. Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến tắc nghẽn của các ống dẫn sữa, làm lan rộ nhiễm trùng, và thường có khả năng tái phát sau khi được điều trị bằng kháng sinh
Các đối tượng có nguy cơ gây viêm vú bao gồm:
- Bị viêm tuyến vú trước đó.
- Núm vú bị đau hoặc nứt – mặc dù viêm tuyến vú có thể phát triển mà không bị rạn nứt da
- Sử dụng sai kỹ thuật cho con bú.
- Lượng sữa mẹ quá nhiều, không hút sữa hoặc cho con bú theo lịch thường xuyên.
- Tạo áp lực lên ngực: Mặc áo ngực bó sát, thắt dây an toàn hoặc mang túi nặng, điều này có thể hạn chế dòng sữa
- Kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh vú không đúng.
- Người mẹ quá mệt mỏi hoặc căng thẳng.
- Không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Hút thuốc lá.
- Tình trạng sức khỏe: mắc bệnh đường huyết,AIDS, hệ thống miễn dịch suy yếu,…
Triệu chứng của viêm tuyến vú
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú có thể xuất hiện đột ngột. Chúng có thể bao gồm:
- Xuất hiện vùng đỏ, sưng trên vú.
- Có thể cảm thấy nóng và đau khi chạm vào.
- Mô vú dày lên hoặc có khối u ở vú.
- Đau hoặc cảm giác nóng rát liên tục, tăng lên khi cho con bú.
- Tiết dịch núm vú, có thể màu trắng hoặc có vệt máu.
- Da vú đỏ, thường có dạng hình nêm.
- Triệu chứng giống cúm như đau nhức, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi.
- Sốt cao trên 38 độ, kèm theo ớn lạnh.
Biến chứng của viêm tuyến vú
Các trường hợp viêm tuyến vú thường không nguy hiểm và có thể điều trị hiệu quả, nhưng trong một số trường hợp, nếu viêm tuyến vú không được điều trị đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng:
- Tái phát: Nếu bệnh viêm tuyến vú đã xảy ra một lần thì khả năng tái phát sẽ cao hơn. Bệnh tái phát thường do điều trị muộn hoặc không đầy đủ.
- Áp xe: Nếu không được điều trị thích hợp, tụ mủ hoặc áp xe có thể phát triển ở vú. Điều này thường cần phẫu thuật dẫn lưu.
- Nhiễm trùng huyết: Đây là những tình trạng đe dọa tính mạng có thể xảy ra nếu nhiễm trùng không được điều trị.
Đau, sốt, viêm và bất kỳ khó khăn dai dẳng nào khi cho con bú nên gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Viêm tuyến vú là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn cho con bú. Mặc dù bệnh có thể gây nhiều phiền toái và đau đớn, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tuyến vú hoàn toàn có thể kiểm soát được. Quan trọng nhất là việc duy trì vệ sinh cá nhân, cho con bú đúng cách và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết. Chăm sóc sức khỏe bản thân chính là cách tốt nhất để bạn có thể chăm sóc tốt cho gia đình và những người thân yêu.